Loài ong cho cả tự nhiên và con người một lợi ích kép, đó là vừa cung cấp nguồn mật ong thơm ngon bổ dưỡng, vừa tạo nên những hoạt động sinh thái vô cùng quan trọng như thụ phấn cho cây và tiêu diệt sâu bệnh trên cây trồng. Chỉ có 2% trong số 20.000 loài ong được biết đến, đảm nhận nhiệm vụ thụ phấn cho 80% các loại cây thụ phấn trên toàn thế giới, đóng góp trung bình 3.251USD/ha/năm cho sản xuất nông nghiệp. Theo một nghiên cứu thì giá trị kinh tế thụ phấn của loài ong đã mang lại nguồn lợi lên tới 153 tỉ Euro mỗi năm trên toàn thế giới chiếm 9,5% sản lượng nông nghiệp toàn cầu
Hầu hết cây ăn quả, nếu không có ong giúp cho việc thụ phấn thì số lượng đậu quả sẽ rất ít. Nhiều trang trại nông nghiệp ở các nước tiên tiến, người nông dân phải thuê cả một với giá chừng 20-40 USD/đàn/tháng để cải thiện mùa màng. Đối với nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như sản xuất trong nhà lưới, nhà kính với quy mô lớn… thì càng phải cần đến sự giúp đỡ của đàn ong để thụ phấn cho cây. Với cách làm thụ phấn chéo này (trên 90% cây trồng cần thụ phấn chéo), ong không chỉ làm tăng sản lượng, mà còn làm tăng chất lượng nông sản, đồng thời đây cũng là cách chọn lọc tự nhiên, tạo ra chất lượng hạt giống tốt vốn rất cần cho các loại cây nhân giống bằng hạt... Nhiều nhà khoa học đã ví von rằng, nếu giá trị mật ong và các sản phẩm phụ chỉ là 1 thì giá trị đóng góp cho ngành nông nghiệp phải là 10. Loài ong được xem là một mắt xích vô cùng quan trọng không thể thiếu được trong hệ sinh thái, nếu không có loài ong cũng đồng nghĩa với nguồn lương thực thế giới hay an ninh lương thực quốc gia cũng sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Nghề nuôi ong lấy mật đã được con người thực hiện từ hàng nghìn năm trước, mang lại nguồn lợi to lớn từ những sản phẩm của ong như: mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa, ấu trùng và nhộng ong, sáp ong, keo ong..., trong đó mật ong được sử dụng nhiều nhất trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mỹ phẩm, công nghiệp thực phẩm. Mật ong, trong lĩnh vực y dược có thể được sử dụng chữa bệnh tự nhiên tốt cho tim, da, tiêu diệt vi khuẩn, giúp tiêu hóa, làm giảm cholesterol, hỗ trợ chống oxy hóa, phục hồi giấc ngủ và hàng chục các công dụng khác. Tất cả các vật phẩm, lương thực, thực phẩm đều có hạn sử dụng, quá hạn đó là hư hỏng. Chỉ riêng mật ong, nếu để hàng trăm năm, hàng ngàn năm vẫn còn nguyên tinh chất như ban đầu. Người ta đã thống kê rằng, để có 100 gram mật ong, một con ong phải bay đi tìm hoa, thu phấn với một quãng đường dài chừng 46.000 km, bằng một vòng quanh trái đất. Thật đáng nể cho sự chăm chỉ, cần cù của những con ong!
Hiện nay, các nước sản xuất mật ong hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Iran, Nga, Ấn Độ, Mexico, Braxin, Ukraina, New Zealand, Việt Nam... Chỉ tính riêng 10 nước đứng đầu, sản lượng mật ong ước đạt gần 1,5 triệu tấn/năm. Trung Quốc là nước nuôi ong, sản xuất mật ong, xuất khẩu và tiêu thụ mật ong nhiều nhất thế giới với trung bình 650.000 tấn mật/năm, trong đó khoảng ¾ phục vụ thị trường nội địa.
Trong những năm gần đây, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 6 thế giới và đứng thứ 2 châu Á về xuất khẩu mật ong. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được thiên nhiên ban tặng điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng vô cùng thích hợp, cùng với sự đa dạng của các loại cây trồng, là những yếu tố lý tưởng cho nghề nuôi ong phát triển. Các loại cây cung cấp nguồn mật chính phải kể đến: cao su, tràm, cà phê, điều, vải, nhãn, keo, bạch đàn, bạc hà… Mỗi loại hoa sẽ cho những loại mật với hương thơm và vị ngọt đặc trưng khác nhau. Theo số liệu từ Hội Nuôi ong Việt Nam cả nước có khoảng 1,2 triệu đàn ong, trong đó tập trung nhiều ở khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng núi phía Bắc… Trong đó đàn ong nội khoảng 200.000 đàn (chiếm 16,6%), ong ngoại 1.000.000 đàn (chiếm 83,3%). Có khoảng 30.000 người hành nghề nuôi ong, cho ra sản lượng mật đạt 50.000 tấn (số liệu 2016). Địa phương nuôi nhiều ong nhất là Đắc Lắc, Đồng Nai.
Mật ong Việt Nam xuất khẩu tới 80%, còn 20% là tiêu thụ nội địa. Có tới 90% mật ong xuất khẩu được xuất qua thị trường Hoa Kỳ, còn 10% là thị trường EU và nơi khác. Năm 2015, Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ 37.000 tấn và đạt giá trị trên 101 triệu USD thì năm 2016 lượng xuất khẩu đã vượt 1.500 tấn. Ngoài lượng mật ong xuất khẩu vào Mỹ, Việt Nam còn xuất khẩu sang 13 nước khác thuộc EU, Trung Đông, một số nước châu Á và cả Australia. Tổng lượng mật xuất trên 40.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 70 triệu USD.
Nhiều năm qua, sản lượng sản xuất mật ong của châu Âu sụt giảm, trong khi nhu cầu tiêu thụ không ngừng tăng lên tới mức khoảng 250.000 tấn/năm. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất mật ong trong nước cần lưu tâm và nắm bắt. Một ví dụ: trong 9 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu 29.000 tấn mật ong các loại, nhưng xuất qua thị trường châu Âu chỉ đạt 1.469 tấn, tức chỉ khoảng 5%. Ngay cả đối với thị trường nội địa đang sở hữu gần 96 triệu dân cũng là bài toán khó giải đối với các doanh nghiệp, mặc dù là nước có sản lượng mật ong lớn nhưng Việt Nam lại là quốc gia có mức tiêu thụ mật ong cực thấp. Trung bình trên thế giới, mức tiêu thụ là 700 gr mật ong/người/năm, thì tại Việt Nam con số này chỉ là 30 – 40 gr, sản lượng tiêu thụ đạt chưa tới 10.000 tấn/năm!
Nghề nuôi ong tại Việt Nam có từ lâu đời, ban đầu chỉ là những hộ nhỏ lẻ nuôi theo phương pháp truyền thống, chủ yếu là giống ong nội. Ngày nay, người nuôi ong đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản phẩm từ ong được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nhờ đó chất lượng ngày càng được nâng lên, khẳng định được thương hiệu, uy tín, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Đặc biệt sau khi đưa công nghệ hạ thủy phần mật ong vào hoạt động, mật ong thô được thực hiện qua máy sấy bơm nhiệt để rút nước hạ thủy phần để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Các loại mật ong có tỷ lệ nước cao như mật keo, mật ong hoa vải, cà phê. Sau khi khai thác tỷ lệ thủy phần từ 26-28%, khi đưa qua máy hạ thủy phần đều đạt 16-18-21%. Số lượng mật ong đã được hạ thủy phần đều đạt kết quả cao, rút bớt được nước trong mật ong xuống 18-21%, nâng cao chất lượng và tăng giá trị mật ong.
Vấn đề đặt ra cho ngành ong là tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN, nâng cao chất lượng giống, chất lượng đàn ong, có khả năng thích nghi tốt hơn với mùa đông. Áp dụng rộng rãi phương pháp nuôi ong tiên tiến trên tất cả các khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trừ dịch bệnh, khai thác, bảo quản, chế biến, tiếp thị, quản lý. Duy trì và mở rộng áp dụng kỹ thuật theo tiêu chuẩn VietGap. Thực hiện luân chuyển đàn ong tránh các vùng, các thời điểm ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và không dùng hóa chất trong phòng trừ dịch bệnh cho ong. Phấn đấu sản xuất mật ong hữu cơ, phấn hoa hữu cơ. Xây dựng và áp dụng đại trà lịch mùa vụ cho từng vùng. Đa dạng hóa sản phẩm và tiêu chuẩn hóa các loại sản phẩm ong. Bảo đảm tiêu chuẩn thủy phần, đặc biệt, phải kiểm soát, triệt để loại bỏ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm ong.
Ngành ong rất cần được ngành như nông nghiệp, công thương, khoa học, y tế, cơ quan báo chí tăng cường phối hợp tuyên truyền phổ biến trong cộng đồng về lợi ích kép của ngành ong mật, tránh hiểu nhầm dẫn đến xua đuổi đàn ong, gây khó khăn cho hộ nuôi ong. Bên cạnh đó hướng dẫn sử dụng phương pháp phòng trừ dịch hại, dùng thuốc bảo vệ thực vật đúng loại, đúng thời điểm, đúng liều lượng, thay thế dần thuốc hóa học bằng thuốc sinh học để giảm thiểu gây hại cho đàn ong. Cần tuyên truyền hướng dẫn về lợi ích của việc sử dụng các sản phẩm ong để cải thiện sức khỏe, nâng mức tiêu thụ các sản phẩm ong trong dân.
Nguồn: Behonex
Tỉnh
|
Tổng số tổ ong (tổ)
|
Sản lượng mật ong (tấn)
|
Hà Nội
|
32707
|
441
|
Vĩnh Phúc
|
18358
|
81.6
|
Bắc Ninh
|
1055
|
10.8
|
Quảng Ninh
|
22307
|
220
|
Hải Dương
|
15459
|
118.8
|
Hải Phòng
|
16509
|
75.2
|
Hưng Yên
|
11255
|
177
|
Hà Nam
|
13780
|
93.5
|
Nam Định
|
1853
|
15
|
Thái Bình
|
9298
|
269.2
|
Ninh Bình
|
20688
|
120.7
|
Hà Giang
|
52267
|
284.5
|
Cao Bằng
|
10246
|
38.9
|
Bắc Cạn
|
4451
|
5
|
Tuyên Quang
|
29605
|
191.2
|
Lào Cai
|
9700
|
74.5
|
Yên Bái
|
22703
|
135.9
|
Thái Nguyên
|
47012
|
263
|
Lạng Sơn
|
34686
|
100.5
|
Bắc Giang
|
69628
|
671.6
|
Phú Thọ
|
76641
|
400.2
|
Điện Biên
|
3464
|
45.2
|
Lai Châu
|
2918
|
7.4
|
Sơn La
|
52694
|
732
|
Hòa Bình
|
58120
|
659
|
Thanh Hóa
|
64174
|
605
|
Nghệ An
|
68758
|
571.9
|
Hà Tĩnh
|
35745
|
339
|
Quảng Bình
|
18909
|
87.7
|
Quảng Trị
|
6788
|
47.4
|
Thừa Thiên - Huế
|
1712
|
41.2
|
TP Đà Nẵng
|
0
|
0
|
Quảng Nam
|
20616
|
139
|
Quảng Ngãi
|
1959
|
26.9
|
Bình Định
|
16707
|
59
|
Phú Yên
|
76
|
0.4
|
Khánh Hòa
|
583
|
0.5
|
Ninh Thuận
|
0
|
0
|
Bình Thuận
|
172
|
2.1
|
Kon Tum
|
8010
|
271
|
Gia Lai
|
53511
|
845
|
Đắk Lắk
|
227469
|
9644
|
Đắc Nông
|
11074
|
301
|
Lâm Đồng
|
124987
|
1506.6
|
Bình Phước
|
10416
|
293.8
|
Tây Ninh
|
609
|
1.2
|
Bình Dương
|
30000
|
1000
|
Đồng Nai
|
34863
|
662.5
|
Bà Rịa - Vũng Tàu
|
720
|
13.3
|
TP Hồ Chí Minh
|
0
|
0
|
Long An
|
0
|
0
|
Tiền Giang
|
32880
|
76.6
|
Bến Tre
|
11070
|
61
|
Trà Vinh
|
302
|
0.8
|
Vĩnh Long
|
1635
|
3.3
|
Đồng Tháp
|
728
|
11
|
An Giang
|
62
|
0
|
Kiên Giang
|
1436
|
2.4
|
Cần Thơ
|
174
|
1
|
Hậu Giang
|
0
|
0
|
Sóc Trăng
|
45
|
1
|
Bạc Liêu
|
0
|
0
|
Cà Mau
|
0
|
0
|
Tốp 10 tỉnh có tổng số tổ ong lớn nhất (tổ)
Tỉnh
|
Tổng số (tổ)
|
Đắk Lắk
|
227469
|
Lâm Đồng
|
124987
|
Phú Thọ
|
76641
|
Bắc Giang
|
69628
|
Nghệ An
|
68758
|
Thanh Hóa
|
64174
|
Hòa Bình
|
58120
|
Gia Lai
|
53511
|
Sơn La
|
52694
|
Hà Giang
|
52267
|
Tốp 10 tỉnh có sản lượng mật ong lớn nhất (tấn)
Tỉnh
|
Sản lượng mật ong (tấn)
|
Đắk Lắk
|
9644
|
Lâm Đồng
|
1506.6
|
Bình Dương
|
1000
|
Gia Lai
|
845
|
Sơn La
|
732
|
Bắc Giang
|
671.6
|
Đồng Nai
|
662.5
|
Hòa Bình
|
659
|
Thanh Hóa
|
605
|
Nghệ An
|
571.9
|
Nguồn: Cục Chăn nuôi
☰ Mở rộng
*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.