Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam của IMF

Trích dẫn VnEconomy, theo báo cáo tham vấn về phát triển kinh tế tại Việt Nam mới công bố, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo các điều kiện bên ngoài kém thuận lợi sẽ kéo đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam xuống còn 6,5% trong 2019 và duy trì ở mức này tới năm 2024, giảm từ mức cao nhất 10 năm 7,1% của năm 2018.


Những dự báo này được đưa ra trong bối cảnh dịch Covid-19 chưa ở mức nghiêm trọng như tình hình hiện tại (tháng 4/2020). Có thể mức tăng trưởng toàn cầu nói chung và của Việt Nam nói riêng sẽ còn thấp hơn nữa. Dưới đây là bảng dữ liệu về dự báo của IMF trong chuỗi nhiều năm qua.

TT
Năm
Tăng trưởng (%)
1
1980
-3.5
2
1981
5.8
3
1982
8.15
4
1983
7.09
5
1984
8.4
6
1985
5.62
7
1986
3.36
8
1987
2.55
9
1988
5.1
10
1989
7.8
11
1990
5.05
12
1991
5.81
13
1992
8.7
14
1993
8.08
15
1994
8.83
16
1995
9.54
17
1996
9.34
18
1997
8.15
19
1998
5.77
20
1999
4.77
21
2000
6.79
22
2001
6.9
23
2002
7.08
24
2003
7.34
25
2004
7.79
26
2005
7.55
27
2006
6.98
28
2007
7.13
29
2008
5.66
30
2009
5.4
31
2010
6.42
32
2011
6.24
33
2012
5.25
34
2013
5.42
35
2014
5.98
36
2015
6.68
37
2016
6.21
38
2017
6.81
39
2018
7.08
40
2019
6.5
41
2020
6.5
42
2021
6.5
43
2022
6.5
44
2023
6.5
45
2024
6.5



IMF dự báo tỷ lệ lạm phát của Việt Nam sẽ tăng nhẹ lên 3,6% trong năm 2019 và 3,8% trong năm 2020 nhưng vẫn duy trì ở dưới mức mục tiêu 4% của Chính phủ. Cơ quan này nhận định căng thẳng thương mại và bất ổn toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam trong năm 2018 nhưng nền kinh tế vẫn vững vàng nhờ thu nhập và tiêu dùng của nhóm trung lưu tăng ổn định, mùa màng thuận lợi cùng khu vực sản xuất phát triển mạnh.

No
Year
Value
1
1987
-34.57
2
1988
266.65
3
1989
34.67
4
1990
66.25
5
1991
67.59
6
1992
17.61
7
1993
5.28
8
1994
14.53
9
1995
29.86
10
1996
9.21
11
1997
-0.17
12
1998
-12.85
13
1999
-0.31
14
2000
-0.63
15
2001
0.93
16
2002
4.12
17
2003
3.08
18
2004
9.82
19
2005
8.82
20
2006
6.7
21
2007
12.63
22
2008
19.89
23
2009
6.52
24
2010
11.75
25
2011
18.13
26
2012
6.82
27
2013
6.04
28
2014
1.84
29
2015
0.6
30
2016
4.74
31
2017
2.6
32
2018
2.98
33
2019
3.7
34
2020
3.8
35
2021
3.9
36
2022
3.9
37
2023
4
38
2024
4


"Động lực tăng trưởng mạnh mẽ được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài sang năm 2019 nhờ chi phí lao động cạnh tranh và các yếu tố cơ bản khác bao gồm cấu trúc thương mại đa dạng và các hiệp định thương mại tự do mới ký kết gần đây, thúc đẩy cải cách nền kinh tế", IMF cho biết trong báo cáo. "Tuy nhiên, tăng trưởng được dự báo sẽ giảm xuống còn 6,5% trong năm 2019 và trong trung hạn do các điều kiện bên ngoài kém thuận lợi".

Trước đó, trong báo cáo Điểm lại công bố ngày 1/7, WB cũng nhận định kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại trong bối cảnh bất định cao với tác động của những yếu tố bất lợi bên ngoài lên các ngành kinh tế quan trọng. WB dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2019 theo giá so sánh của Việt Nam sẽ giảm còn 6,6%, do sức cầu bên ngoài yếu đi và chính sách tài khóa, tín dụng tiếp tục bị thắt chặt.

Trong báo cáo, IMF đánh giá cao những chính sách thận trọng của Chính phủ Việt Nam, góp phần tích cực cho sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu và các yếu tố bất ổn bên ngoài. Cơ quan này hoan nghênh cam kết tiếp tục bình ổn kinh tế vĩ mô và cải cách trên diện rộng của chính phủ Việt Nam và đồng tình với ưu tiên tập trung tăng cường quản trị, thúc đẩy năng suất lao động và tăng trưởng dựa trên khu vực kinh tế tư nhân.


*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn