Điều gì làm sụt giảm lượng hành khách trong khi chất lượng ngành đường sắt đang tăng lên?


Chất lượng đường sắt Việt Nam trong những năm gần đây được cải thiện khá hơn rất nhiều so với trước. Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới ((WEF), dựa trên dữ liệu từ năm 2009 đến 2019, điểm trung bình cho chất lượng đường sắt Việt Nam là 3.0. Trong giai đoạn này, điểm thấp nhất là 2.52 (năm 2011) và cao nhất là 3.6 (năm 2019). Mức trung bình trên toàn cầu vào năm 2019 đo đạc trên số liệu của 101 quốc gia là 3.61. Thang đánh giá của WEF cũng chia ra 7 cấp từ 1-7, tương ứng chất lượng kém nhất đến cao nhất.


TT
Năm
Điểm chất lượng
1
2009
2.8
2
2010
2.9
3
2011
2.52
4
2012
2.55
5
2013
2.97
6
2014
3.02
7
2015
3.16
8
2016
3.1
9
2017
3
10
2018
3.4
11
2019
3.6

Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới

Tuy nhiên thực tế cho thấy lượng hành khách đi tàu đang trên đà suy giảm. Thống kê từ năm 1995 đến 2018 của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy điều này.


TT
Năm
Triệu người
1
1995
2133
2
1996
2476
3
1997
2437
4
1998
2542
5
1999
2721
6
2000
3200
7
2001
3697
8
2002
3426
9
2003
4041
10
2004
4376
11
2005
4558
12
2006
4335
13
2007
4659
14
2008
4492
15
2009
4138
16
2010
4378
17
2011
4571
18
2012
4558
19
2013
4548
20
2014
4253
21
2015
4234
22
2016
3416
23
2017
3657
24
2018
3542
Nguồn: Ngân hàng thế giới

Hụt hơi trong cuộc đua thị phần với hàng không và đường bộ, thị phần vận tải ngành đường sắt hiện cũng ở mức thấp nhất.

Hoạt động phụ thuộc vào dự toán ngân sách giao hằng năm, nên khi “bầu sữa mẹ” này gián đoạn, Tổng công ty đường sắt VN (VNR) và 20 công ty thành viên đã kêu cứu khắp nơi về nguy cơ dừng tàu, thiếu tiền trả lương cho công nhân.

Khác với các ngành vận tải khác, ngành đường sắt hoạt động xoay quanh doanh nghiệp (DN) duy nhất là Tổng công ty đường sắt VN, đồng thời cũng không có nguồn lực đầu tư từ bên ngoài nào để phát triển. Sau tái cơ cấu VNR, toàn bộ kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia gồm hệ thống đường ray, thông tin tín hiệu và các nhà ga đang giao cho VNR trực tiếp quản lý, sử dụng, khai thác. Tuy nhiên, ngân sách cho việc bảo trì, đầu tư phần kết cấu hạ tầng đường sắt này lại do ngân sách chi trả hằng năm, nhưng sau đó cũng giao cho VNR (phân bổ về công ty con) thực hiện.


*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn