Dự báo Ấn Độ tăng nhập khẩu cao su để đáp ứng nhu cầu trong nước

Nhu cầu cao su năm 2021 của Ấn Độ dự báo tăng mạnh khiến nước này phải nhập khẩu nhiều cao su hơn vì sản lượng trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu. 


Sau khi chứng kiến sự sụt giảm trong 6 năm, nhu cầu lốp xe ở Ấn Độ năm 2021 tăng, đúng lúc nguồn cung và sản xuất cao su trong nước bị ảnh hưởng do những biện pháp hạn chế chống Covid-19 ở bang Kerala – nơi sản xuất cao su lớn nhất của Ấn Độ - có thể sẽ dẫn tới nhập khẩu cao su vào nước này năm nay tăng mạnh. Các chuyên gia trong ngành đang hy vọng nhu cầu lốp xe sẽ ở Ấn Độ cải thiện đáng kể trong những tháng tới, và phản ứng tích cực trong tháng 6/2021 được xem là một dấu hiệu tốt cho xu hướng này.

Theo Rajiv Budhraja, Tổng Giám đốc Hiệp hội các nhà sản xuất lốp xe ô tô tại Ấn Độ, những thách thức phải đối mặt trong chuỗi cung ứng nguyên liệu thô là mối quan ngại cho nhu cầu ngày càng tăng đối với lốp xe. Để cân bằng điều này, ngành công nghiệp đang xem xét khả năng nhập khẩu cao su tự nhiên.

Trong vài năm trở lại đây, do sản lượng cao su tự nhiên trong nước tăng nên nhập khẩu cao su đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, do tác động tiêu cực của Covid-19, ngành săm lốp đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh 10% trong năm tài chính 21 với tổng lượng nhập khẩu là 4,1 vạn tấn nguyên liệu thô. Đây là con số thấp nhất trong vòng 6 năm trở lại đây. Do sản xuất trong nước sụt giảm, ngành săm lốp đã phải nhập khẩu ồ ạt 5,82 vạn tấn nguyên liệu thô trong giai đoạn 2018-19.

Ngoài ra, do giá quốc tế tăng và nhu cầu săm lốp giảm nên nhập khẩu cao su thiên nhiên giảm đáng kể trong năm tài chính 22.

Tại Kerala, nhà sản xuất nguyên liệu thô lớn nhất, số ca Covid-19 tăng đột biến đã cản trở việc khai thác, và những trận mưa lớn khiến tình trạng này thậm chí còn tồi tệ hơn.

Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) cho biết, giá nguyên liệu thô toàn cầu sẽ không sớm sụt giảm. Điều này là do trong khi các thị trường như Ấn Độ, Mỹ và Châu Âu có thể chứng kiến sự tăng trưởng về nhu cầu, thì nhu cầu sẽ vẫn trì trệ ở Trung Quốc, nơi tiêu thụ 40% sản lượng lốp xe toàn cầu. Ngoài ra, những hậu quả khác của đại dịch như thiếu chip bán dẫn, đồng USD mạnh lên, tình trạng hậu cần bị gián đoạn, chi phí vận chuyển tăng vọt bất thường… sẽ cản trở giá cao su tăng mạnh.

Theo Vinanet
Nguồn: VITIC/Reuters, Tyremarket


*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn