Công nghệ số giúp nguời dân đi chợ dễ dàng trong những ngày giãn cách

Trước tình hình dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp, nhiều siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tạp hóa chuyển đổi từ phương thức kinh doanh truyền thống sang bán hàng online và giao hàng trực tuyến khiến việc đi chợ mua lương thực, thực phẩm tại các khu vực phong tỏa trở nên dễ dàng hơn.

Đợt dịch Covid - 19 thứ 4 bùng phát tại Việt Nam với hàng nghìn ca nhiễm bệnh mỗi ngày, nhiều địa phương đã cho áp dụng chỉ thị 16 cùng với đó là phong tỏa nhiều khu vực có ca bệnh để hạn chế tối đa lây nhiễm. Theo đó người dân chỉ ra đường trong những trường hợp cần thiết nhất và phải đảm bảo tốt 5K. Còn tại những khu vực phong tỏa thì bị cách ly hoàn toàn với những khu vực khác. 

Covid - 19 đã đẩy người tiêu dùng và bán hàng chuyển sang  thói quen mua bán online. Các ứng dụng công nghệ như Grab, Bemin,  Taskee, Lazada,... đang ngày càng phát triển rộng khắp. Đây chính là giải pháp hoàn hảo, là người bạn đồng hành của người dân trong những khu vực phong tỏa.

Đi chợ sử dụng công nghệ số hay còn gọi là đi chợ online - một hình thức đi chợ qua app hoặc website theo nhu cầu của người mua. Khi mua sắm theo cách này người tiêu dùng chỉ cần ngồi ở nhà và tra cứu những thông tin liên quan đến sản phẩm cần mua và đặt hàng. Sau một thời gian hàng hóa sẽ được giao đến tận nhà.

Chị P.T.Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, thay vì dùng phiếu đi chợ trực tiếp, trong thời gian giãn cách xã hội chị đã thông qua nhiều kênh để mua oline, trên các nền tảng thương mại, dịch vụ đi chợ hộ, chị có thể thoải mái lựa chọn thực phẩm để mua mà không cần phải ra ngoài.

Đa dạng các loại thực phẩm từ thịt, cá, rau trên các chợ oline

Nhiều người thường xuyên sử dụng công nghệ số để đi chợ trong thời điểm dịch bệnh đã chỉ ra nhiều điểm tích cực của việc đi chợ oline. Theo đó, khi đi chợ online người mua có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Đặc biệt là khi nhận được hàng sẽ có xác minh bằng điện thoại, tin nhắn và có hóa đơn qua email để người mua kiểm tra. 

Ngoài ra, đi chợ online được xem là một giải pháp hiệu quả trong mùa dịch Covid - 19 khi sử dụng dịch vụ này người dân sẽ hạn chế ra ngoài, đến nơi đông người,… để tránh lây nhiễm bệnh. Bởi ưu điểm ứng dụng mua sắm này là việc thanh toán, hỗ trợ nhiều kênh thanh toán khác nhau như: ví điện tử, thẻ visa, Internet banking, tiền mặt.

Hiện tại đã có nhiều ứng dụng đi chợ trực tuyến  ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Bên cạnh các ứng dụng như Grab, Bemin, Taskee, Lazada,... thì các siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm cũng đã đẩy mạnh buôn bán trực tuyến với nhiều ưu đãi. 

Những dịch vụ đi chợ online đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, “Be đi chợ” tăng trưởng 200-300%/tháng. Bên cạnh đó Grab Mart cũng duy trì mức cao, mạng lưới đối tác ngày càng nhiều, đặc biệt là sự bắt tay của Grab với một số chuỗi lớn như Big C hay Coopmart, đã khiến cuộc đua đi chợ hộ càng trở nên nóng hơn. 

Thực chất mua sắm online đã phát triển từ rất lâu nhưng có lẽ Covid - 19 đã trở thành lực đẩy mạnh mẽ để dịch vụ này ngày càng phát triển. Tuy đi chợ bằng công nghệ số còn gặp phải một số hạn chế nhưng trong thời điểm dịch bệnh này nó chính là giải pháp tốt nhất.

Đi chợ online được ưa chuộng trong mùa dịch đã chứng minh một thực tế rằng việc thúc đẩy, mở rộng các kênh bán hàng trực tuyến, với sự tham gia của các doanh nghiệp trong thị trường bán lẻ đã tạo cơ hội cho người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn, vừa đáp ứng nhu cầu mua sắm vừa hạn chế đến chỗ đông người trong thời kỳ dịch bệnh.

Không chỉ các cửa hàng lớn, hiện nay, việc kinh doanh online của các hộ kinh doanh nhỏ cũng được dịp nở rộ, nhất là với một số loại thực phẩm sạch được chế biến sẵn. Từ khi tình hình dịch bệnh căng thẳng, nhu cầu đặt hàng các mặt hàng chế biến tăng cao.

Ngoài ra, trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, nắm bắt được tâm lý của khách hàng không muốn ra ngoài tiếp xúc với nhiều người, đơn vị đã đẩy mạnh bán hàng online qua Facebook và Zalo. Điều này khiến cho việc mua hàng hóa như yếu phẩm trong những ngày giãn cách trở nên dễ dàng hơn.

Tại TP.Hồ Chí Minh, để cung cấp cho người dân các địa chỉ mua sắm qua online mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, các sản phẩm phòng chống dịch. Sở Công thương TP đã ra mắt website https://nongsan.congthuong.hochiminhcity.gov.vn.

Theo đó, website có tên miền:https://nongsan.congthuong.hochiminhcity.gov.vn chuyên cung cấp cho người dân địa chỉ mua sắm trực tuyến các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu và các sản phẩm phòng, chống dịch Covid-19. 

Website có tên miền:https://nongsan.congthuong.hochiminhcity.gov.vn chuyên cung cấp cho người dân địa chỉ mua sắm trực tuyến các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu

Theo Đại diện Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, không phải người dân nào cũng có thời gian tìm kiếm, biết được trang web nào bán hàng trực tuyến, uy tín nhất là trong mùa dịch này. Do vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm một cách tiện lợi an toàn, Sở Công Thương phối hợp cùng một số doanh nghiệp thương mại điện tử xây dựng trang web.

Đây là website giới thiệu các trang bán gạo, thực phẩm đóng gói, rau củ quả, trái cây, sữa… trực tuyến để bà con dễ dàng mua sắm. Đặc biệt, giao dịch trên website bán hàng trực tuyến là giao dịch trực tiếp giữa người dân và doanh nghiệp.

Điều kiện để website bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp tham gia trên web của Sở đầu tiên là có đăng kí hoạt động kinh doanh theo quy định pháp luật; hàng hóa đúng nguồn gốc xuất xứ và là những doanh nghiệp đã đồng hành cùng Sở Công thương trong chương trình bình ổn thị trường.

Theo một số công ty phân phối thực phẩm qua sàn thương mại điện tử, các khâu trung gian đang khiến giá thành sản phẩm bị đẩy lên cao hơn khi đến tay người tiêu dùng. Hơn nữa, chất lượng sản phẩm cũng bị ảnh hưởng do trải qua nhiều khâu vận chuyển và bảo quản.

Không chỉ trong mùa dịch bệnh, hình thức mua sắm trực tuyến đang và sẽ trở thành xu hướng tiêu dùng tất yếu phổ biến hiện nay. Khi tình hình dịch Covid 19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Trong những khó khăn chung, thì đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh phát triển mạnh hình thức bán hàng trực tuyến.

 Lộc Hà


*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn