Nghiên cứu trên tạp chí khoa học Nature cung cấp một trong những cái nhìn tổng quan nhất về sự mất dần khối lượng băng từ khoảng 220.000 sông băng trên khắp thế giới, đây là nguyên nhân chính làm mực nước biển dâng.
Sử dụng hình ảnh có độ phân giải cao từ vệ tinh Terra của NASA từ năm 2000 đến năm 2019, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã phát hiện ra rằng các sông băng đã bị tan mất trung bình 267 gigaton băng trên mỗi năm.
Một gigatonne băng tan ra sẽ nhấn chìm hoàn toàn Công viên Trung tâm của Thành phố New York và cao tới 341m.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng sự mất dần khối lượng sông băng đang tăng nhanh. Các sông băng tan mất 227 gigaton băng mỗi năm từ năm 2000 đến năm 2004, nhưng con số đó đã tăng lên trung bình 298 gigaton mỗi năm sau năm 2015.
Sự tan chảy đã tác động đáng kể đến mực nước biển khoảng 0,74mm mỗi năm, tương đương 21% mực nước biển dâng tổng thể được quan sát thấy trong thời gian này.
Các nhà khoa học từ lâu đã cảnh báo rằng nhiệt độ nóng lên do biến đổi khí hậu đang ăn sâu vào các sông băng và các tảng băng trên khắp thế giới, góp phần làm mực nước biển cao hơn đe dọa các thành phố ven biển đông dân trên thế giới. Các báo cáo mới nhất của dự án Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu cho rằng mực nước biển trong tương lai sẽ tăng hơn 1m vào năm 2100.
Nguồn: Reuters
*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.