Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo, thịt lợn

Philippines giảm thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với gạo xuống còn 35% từ 40% khi giao dịch mua trong hạn ngạch.

Thịt lợn nhập khẩu trong hạn ngạch giảm 10%.



Philippines đang đối mặt với tình hình lạm phát tăng cao. Chính phủ nước này đang rất chú ý tới việc giá gạo toàn cầu tăng và bất ổn nguồn cung gạo trong nước. Do đó, Philippines vừa đưa ra quyết định giảm thuế nhập khẩu gạo, Reuters đưa tin ngày 15/5.

Cụ thể, Philippines giảm thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với gạo xuống còn 35% từ 40% khi giao dịch mua trong hạn ngạch và từ 50% đối với khối lượng ngoài hạn ngạch trong một năm. Mục đích của đợt giảm thuế nhập khẩu gạo lần này là để đa dạng hóa các nguồn thị trường của nước này, tăng nguồn cung gạo, duy trì giá cả phải chăng và giảm sức ép về lạm phát.

Trong tháng 1 năm nay, Bộ Nông nghiệp Philippines lên kế hoạch nhập khẩu ít nhất 1,7 triệu tấn lương thực chính trong năm 2021 để đáp ứng nhu cầu trong nước. Bộ này sẽ mua hơn 90% nhu cầu trên từ Việt Nam.

Năm ngoái, sản lượng thóc của quốc gia Đông Nam Á này cao kỷ lục với 19,3 triệu tấn. Năm nay, Bộ Nông nghiệp Philippines đặt mục tiêu đạt 20,5 triệu tấn.

Philippines là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão hàng năm với khoảng 20 cơn bão đổ bộ. Những cơn bão lớn thường phá hủy lúa, ngô vào nửa cuối năm - thời điểm cao của thu hoạch vụ mùa.

Tổng thống Duterte cũng đã điều chỉnh mức thuế MFN đối với các sản phẩm thịt lợn nhập khẩu trong hạn ngạch xuống 10% và ngoài hạn ngạch ở mức 20% trong 3 tháng đầu tiên. Các mức 15% đối với thịt lợn nhập khẩu trong hạn ngạch và 25% đối ngoài hạn ngạch kể từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 12 cũng được áp dụng.

Các mức thuế giảm lần này cao hơn so với công bố trước đó sau khi đối mặt với sự phản đối của người chăn nuôi heo trong nước.

Philippines cũng đang thiếu nguồn cung thịt heo do ảnh hưởng nặng nề của dịch tả heo châu Phi, đẩy lạm phát lên cao. Chính phủ quốc gia này cung đang gấp rút giải quyết câu chuyện liên quan đến thịt heo.

Nguồn: NDH


*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn