Thị trường đường thế giới chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19 và diễn biến thời tiết bất lợi tại các quốc gia sản xuất đường lớn như Thái Lan, Australia, Ấn Độ. Giá đường đạt đỉnh giữa tháng 2 nhưng sau đó nhanh chóng rơi vào xu hướng giảm.
*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.
Do tác động của dịch COVID-19, ngành đường toàn cầu đều chịu ảnh hưởng khá tiêu cực. Giá đường thế giới và khu vực giảm thấp, lượng tiêu thụ kém. Bên cạnh đó, thời tiết khô hạn nặng nề tại Thái Lan, Australia và mưa lũ tại Ấn Độ tiếp diễn khiến sản lượng đường giảm mạnh. Ngoại trừ Brazil khá thuận lợi khi đón những trận mưa lớn đầu tháng 2.
Giá đường thô thế giới tiếp tục vượt đỉnh 2 năm qua với 15,24 US cents/lb và đường trắng đạt 440,3 USD/tấn vào ngày 12/2 nhưng nhanh chóng rơi vào xu hướng giảm cuối tháng.
Tại Việt Nam, giá bán buôn trên thị trường nửa cuối tháng 2 bắt đầu có xu hướng giảm nhẹ, tiêu thụ vẫn chậm đối với các loại đường từ nhiều nguồn khác nhau. Đường sản xuất từ mía muốn giữ giá như nửa tháng trước để tương ứng với giá mía đã tăng, nên khó tiêu thụ trong cả ba vùng Bắc, Trung, Nam.
Tuy giá đường biến động giảm nhẹ, tiệu thụ kém nhưng phần lớn nhà máy đường trong nước đều giữ giá điều chỉnh với loại mía 10 CCS tại ruộng khoảng 800.000 – 850.000 đồng/tấn. Có một số nhà máy điều chỉnh tiếp từ 800.000 đồng/tấn cộng thêm 30.000 tấn hoặc tăng lên 850.000 đồng/tấn; 880.000 đồng/tấn và 903.000 đồng/tấn.
Dự đoán, nguồn cung đường không bị thiếu hụt trong tháng 3 nhưng đường sản xuất từ mía trong nước sẽ khó tiêu thụ. Giá đường vẫn có cơ hội cải thiện.
Nguồn: VietnamBiz
*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.