Đây là bộ dữ liệu chọn lọc do AgroInfoServ biên tập từ nhiều nguồn khác nhau. Bộ dữ liệu bao gồm các lớp thông tin:
- Sân bay (airport)
- Bến cảng (harbor)
- Đường sắt (railway)
- Khu, cụm công nghiệp (industry park)
- Khu bảo tồn thiên nhiên (nature reserve)
- Di sản văn hóa (heritage)
- Các vùng sinh thái (ecoregion)
Do hệ thống đường giao thông đã có sẵn và phổ biến từ bản đồ nền OpenStreetmaps và có thể được tải về từ trang web của OpenStreetmaps nên AgroInfoServ không đưa lớp thông tin đó vào đây.
Để có thể được chia sẻ các thông tin này dưới dạng Shapefile hoặc ESRI GeoDatabase, xin liên hệ với Admin của AgroInfoServ bằng thư điện tử.
Bản đồ trực tuyến các lớp thông tin hạ tầng giao thông, văn hóa và sinh thái.
Bên lề dịch Covid-19
Theo Báo giao thông, hơn 200 tàu bay “đắp chiếu” trên sân đậu. Mỗi ngày hãng hàng không chỉ còn khai thác lác đác vài chuyến bay, chở vài trăm khách.
Hình ảnh dễ nhận thấy trên khu bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất những ngày gần đây là cảnh tàu bay nằm la liệt trên sân đỗ.
“Riêng tại Nội Bài, có khoảng hơn 90 tàu bay đang nằm sân vì không có chuyến, không có lịch bay. Chúng tôi phải tận dụng mọi vị trí có thể để xếp tàu bay, cả trong khu vực xưởng sửa chữa, thậm chí cả trên đường lăn”, một lãnh đạo sân bay Nội Bài cho hay.
Cũng theo vị này, hiện Bộ GTVT yêu cầu các hãng hàng không chỉ được khai thác 1 chuyến/ngày trên tuyến Hà Nội - TP HCM; Hà Nội - Đà Nẵng/Phú Quốc và đường bay TP HCM - Đà Nẵng/Phú Quốc từ ngày 30/3/2020.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngoài 4 sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Phú Quốc còn lác đác vài chuyến trong ngày, 18 sân bay còn lại (gồm cả Vân Đồn) coi như “đóng cửa”.
“Đường bay quốc tế cũng dừng hết, tàu bay không nằm sân thì biết đi đâu”, vị này nói và chua xót dẫn số liệu: Trước đây, theo thống kê từ Flightradar24 (ứng dụng theo dõi máy bay, cung cấp cho người dùng mọi dữ liệu của tất cả các chuyến bay trực tiếp trên toàn thế giới), mỗi ngày có khoảng 1.000 chuyến bay được khai thác trên trục Hà Nội - TP HCM.
Trong đó, Nội Bài là sân bay đón lượng chuyến bay cao nhất xuất phát từ Tân Sơn Nhất với 486 chuyến/tuần và TP HCM cũng đón tới 489 chuyến bay/tuần từ Nội Bài.
Tuy nhiên, hiện tại, mỗi ngày chỉ có 8 chuyến bay (4 chuyến đi và 4 chuyến đến) trên trục này. “Như ngày 31/3, sân bay Nội Bài chỉ đón chừng 1.000 khách đi/đến chặng Hà Nội - TP HCM, trong khi bình thường, con số này lên tới 20.000 khách”, vị này thông tin.
Tàu dừng, chi phí không dừng
Đáng nói, ngay cả khi hơn 95% trong tổng số 234 tàu bay đăng ký quốc tịch Việt Nam đang phải “đắp chiếu” thì hãng hàng không vẫn phải chi trả vài trăm tỷ đồng, thậm chí cả nghìn tỷ đồng mỗi tháng để duy trì bộ máy, trả lương, trả tiền thuê máy bay, bảo trì bảo dưỡng, đậu đỗ…
“Đội tàu bay Vietnam Airlines hiện có 108 chiếc, trong đó có tới 15 chiếc Boeing 787 và 14 chiếc A350. Mỗi tháng, tiền thuê một chiếc máy bay loại này vào khoảng 1 triệu USD/chiếc.
Hiện chưa rõ có bao nhiêu máy bay trong số này đã được Vietnam Airlines thực hiện bán và thuê lại (sale and lease back), nhưng ngay cả khi DN này thực hiện mua, tiền trả lãi ngân hàng cho khoản vay mua máy bay cũng rẻ hơn không nhiều.
Điều này đồng nghĩa với việc Vietnam Airlines đang phải chi trả riêng cho đội “siêu máy bay” khoảng gần 30 triệu USD/tháng.
Với 76 tàu A321, tiền thuê mỗi chiếc trung bình trên thị trường khoảng 300 nghìn USD/tháng. Chỉ cần làm một phép tính nhỏ cũng có thể thấy khoản chi khủng cho đội tàu của Vietnam Airlines mỗi tháng”, một chuyên gia hàng không cho biết.
Tương tự, với 75 tàu A320, A321 đang khai thác, các chuyên gia ước tính khoản tiền mà Vietjet phải trả có thể lên tới 20 triệu USD/tháng. Tất nhiên, con số này có thể cao hoặc thấp hơn tuỳ thuộc vào mức giá mà từng hãng đàm phán được khi ký hợp đồng thuê.
Cũng không quá khó để ước số tiền mà hãng hàng không mới hơn 1 tuổi Bamboo Airways phải chi trả cho đội tàu bay gồm 3 chiếc B787, 7 chiếc A321, 11 chiếc A320 và 1 chiếc A319 của hãng này mỗi tháng.
Ngoài chi phí thuê tàu (hoặc trả lãi vay mua tàu), hãng hàng không còn phải trả cả tỷ đồng cho tiền đậu đỗ. Được biết, tiền đậu đỗ tại sân bay mỗi ngày của một chiếc A321 khoảng 1,6 triệu đồng. Với dòng 787, con số này lên tới 4,16 triệu/tàu/ngày.
Như vậy, riêng tiền đậu đỗ tàu bay, mỗi tháng, Vietnam Airlines đã phải chi trên 6 tỷ đồng. Vietjet ít hơn, khoảng 3,6 tỷ đồng, Bamboo Airways khoảng 1,24 tỷ đồng/tháng.
Giao thông đường bộ hạn chế tối đa
Kể từ 0 giờ ngày 1/4/2020, cả nước được đặt trong tình trạng "giới nghiêm", hạn chế tối đa hoạt động đi lại. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ cũng được khuyến cáo đóng cửa hoặc hạn chế tối đa nhằm giảm khả năng lây nhiễm chéo virus nCoV.
*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.