Chuỗi giá trị lúa gạo bền vững và bao trùm ở Việt Nam

Trong một thời gian dài, lúa là một cây trồng đóng vài trò chiến lược trong an ninh lương thực của Việt Nam. Trong nhiều thập kỷ qua, chính phủ đã nỗ lực tăng sản lượng lúa gạo trước là cho thị trường nội địa và sau đó là thị trường xuất khẩu. Từ năm 1993, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2015, sản lượng lúa của Việt Nam đạt 28 triệu tấn. Tăng sản lượng và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong những năm qua phần lớn dựa vào sản xuất lúa chất lượng thấp và xuất khẩu thoogn qua hình thức hợp đồng song phương giữa hai chính phủ ở thị trường châu Á, châu Phi, và Trung Đông với giá bán thấp. Cùng với giảm giá thành sản xuất, chính sách này đã đưa Việt Nam trở thành một trong năm nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới.
Việt Nam là đất nước có những lợi thế đặc biệt trong sản xuất lúa gạo. Hiện nay, lúa gạo đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam. Theo thống kê của Viên Nghiên cứu Lúa Quốc Tế (IRRI), diện tích lúa chiếm 82% diên tích đất canh tác ở Việt Nam. Có khoảng 52% sản lượng lúa Việt Nam được sản xuất ở đồng bằng song Cửu Long và 18% ở đồng bằng sông Hồng.
Sinhn kế của hơn 15 triệu nông dân nhỏ lẻ dựa vào nguồn thu từ cây lúa ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long; tuy nhiên con số này đang giảm dần. Ở An Giang, thu nhập bình quân hang tháng của hộ nông dân từ cây lúa là 100 đô-la (tương đương với 2,2 triệu đồng), chỉ bằng 1/5 thu nhập của hộ trồng cà phê ở Tây nguyên (theo Oxfam đăng trên Thời báo Kinh Tế 2014)

Những thách thức cho ngành lúa gạo Việt Nam

  1. Thách thức cho các hộ sản xuất lúa qui mô nhỏ để bắt kịp nhu cầu ngày càng tăng của thị trường gạo chất lượng cao: ở Việt Nam cũng như các nước khác ở tiểu vùng song Mê-Kông, xu hướng thâm canh tăng vụ đi kèm với đẩy mạnh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Các hộ sản xuất lúa qui mô nhỏ thường thiếu những kỹ thuật canh tác phù hợp để sản xuất lúa chất lượng cao. Ngoài ra, lúa gạo Việt Nam thường được xem là có chất lượng thấp hoặc trung bình so với những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường thế giới.
  2. Các hộ sản xuất qui mô nhỏ Thiếu sự tổ chức Quy mô trang trại nhỏ và sự thiếu tổ chức của nông dân làm suy yếu vị thế của họ, khiến họ dễ bị ảnh hưởng xấu nhất trong chuỗi giá trị. Sự thay đổi cơ cấu tổ chức hướng tới các tổ chức nông dân kinh doanh sẽ giúp người nông dân tiếp cận với thị trường dễ dàng hơn.
  3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với người nông trồng lúa ngày càng tăng. Năm 2016, ước tính khoảng 1,29 triệu tấn gạo đã bị mất do hạn hán nặng nhất trong vòng 90 năm trở lại đây, gây ảnh hưởng đến sinh kế của gần 2 triệu nông hô nhỏ và hộ nghèo.
  4. Hiện nay, việc sản xuất lúa gạo ở Việt Nam vẫn còn sử dụng nhiều phương pháp gây ảnh hưởng xấu cho con người và môi trường. Lúa là một trong những tác nhân chính tạo ra một lượng lớn khí mê-tan, góp phàn gây ra biến đổi khí hậu.
  5. Lúa gạo ở Việt Nam rất khó truy xuất nguồn gốc. Các công ty gạo chủ yếu dựa vào hệ thống thu mua gạo thông qua thương lái nên rất khó truy xuất nguồn gốc của lúa gạo và làm suy yếu chất lượng của các sản phẩm gạo.
  6. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gạo trắng ở phân khúc thị trường cấp thấp. Với chất lượng thấp và giá rẻ, Việt Nam dễ dàng xuất khẩu sang các nước có thu nhập thấp hơn. Tuy nhiên, danh tiếng của Việt Nam tại phân khúc thị trường cấp thấp cùng với việc thiếu vắng một thương hiệu quốc gia cũng góp phần làm cho giá bán lúa gạo của nông dân thấp.

Cơ hội dành cho ngành lúa gạo và mô hình kinh doanh gạo cùng người có thu nhập thấp bền vững hơn

Cùng lúc đó, những cơ hội mới đã xuất hiện trong những năm gần đây nhằm cải thiện tính bền vững của ngành lúa gạo Việt Nam.
  • Do mức thu nhập tăng lên và sự thay đổi nhu cầu sử dụng thực phẩm của người tiêu dùng, nhu cầu về gạo chất lượng cao ngày càng tăng. Xu hướng này tạo cơ hội cho các nông hộ nhỏ tham gia vào thị trường tiềm năng này và tạo ra thu nhập tốt hơn từ lúa gạo.
  • Năm 2016, chính phủ Việt Nam đã thông qua chính sách mới nhằm tái cơ cấu ngành lúa gạo, chuyển trọng tâm của chính phủ từ số lượng sang chất lượng, từ an ninh lương thực tới an toàn thực phẩm, từ một ngành cung cấp theo định hướng thành cung cấp theo nhu cầu thị trường, do đó đóng góp vào môi trường thuận lợi hơn cho lúa gạo có chất lượng bền vững.
  • Chương trình lúa gạo bền vững (SRP) là một sang kiến của Chương trình Môi trường Liệp Hiệp Quốc (UNEP) và Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) gần đây đã thông qua một tiêu chuẩn mới cho sản xuất lúa gạo bền vững. Khi các buổi thảo luận về các tiêu chí phù hợp cho tiêu chuẩn này vẫn đang tiếp tục, Rikolto tin rằng các chứng nhận có sự tham gia đáng tin cậy và hợp lý có thể đảm bảo rằng các nông hộ nhỏ là một phần trong quá trình chuyển đổi sang trồng lúa bền vững

Các chiến lược của chúng tôi cho ngành lúa gạo bền vững và mô hình kinh doanh lúa gạo gạo cùng người có thu nhập thấp

  1. Củng cố các tổ chức nông dân để nâng cao năng lực, giúp họ có khả năng tự làm việc với các công ty gạo và siêu thị bằng cách cung cấp, tổ chức các khóa tập huấn đào tạo về tiếp thị, đàm phán kinh doanh, lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch kinh doanh.
  2. Nâng cao tính bền vững, tính nhạy cảm về giới và sự đóng góp của thanh niên trong chuỗi giá trị lúa gạo.
  3. Thử nghiệm hệ thống PGS như là một cơ chế đảm bảo chất lượng đối với lúa gạo được sản xuất theo tiêu chuẩn SRP. Dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi trong việc thiết lập và hỗ trợ hệ thống PGS cho rau hữu cơ an toàn, chúng tôi đang hiệu chỉnh phương pháp và cách thức đào tạo dành cho lúa gạo Việt Nam.
  4. Tạo điều kiện cho sự phát triển những mối quan hệ kinh doanh lâu dài giữa các doanh nghiệp và tổ chức nông dân. Rikolto sử dụng các cách tiếp cận khác nhau để giúp các nông hộ nhỏ và các doanh nghiệp hợp tác tốt hơn. Trong đó là phương pháp LINK được phát triển bởi CIAT và Senmaker’s © Inclusive Business Scan.
  5. Mở rộng thực tiễn mô hình kinh doanh cùng người có thu nhập thấp và phát triển chuỗi giá trị lúa gạo bền vững. Chúng tôi ghi chép chi tiết các kinh nghiệm của mình khi thực hiện thí điểm để có đầy đủ dữ liệu cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp tư nhân và các bên khác.
  6. Cùng với các hợp tác xã, các doanh nghiệp và cơ quan chức năng, Rikolto hướng tới mục tiêu phổ biến mô hình kinh doanh gạo bền vững cùng người có thu nhập thấp tại Việt Nam.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn