Giá ngô và đậu tương cao gây ra gánh nặng lớn hơn cho nông dân và các nhà sản xuất thịt trên khắp thế giới, đặc biệt là ở các thị trường phụ thuộc vào nhập khẩu như Nhật Bản, nơi có hơn 70% thức ăn chăn nuôi nhập khẩu từ nước ngoài.
Theo Nikkei, iá ngô đã tăng mạnh trong năm qua trong bối cảnh ngành công nghiệp nuôi heo của Trung Quốc phục hồi sau đợt bùng phát dịch tả heo châu Phi (ASF). Trước đó, do chịu tác động bởi dịch, nông dân Trung Quốc buộc phải tiêu hủy phần lớn đàn heo của họ.
Giá ngô kỳ hạn trên sàn Chicago gần đây dao động trên 5 USD/giạ (1 giạ tương đương 25,4 kg), cao hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái do thời tiết khô hạn tại Mỹ. Tuy nhiên, mức giá hiện tại giảm khoảng 30% so với mức đỉnh thiết lập hồi tháng 5.
Diễn biến giá ngô trên sàn Chicago trong 10 năm trở lại đây. (Đơn vị: US cent/giạ, nguồn: tradingecomic)
Giá đậu tương cũng tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái lên 12,4 USD/giạ. Cao điểm hồi tháng 5, giá đậu tương đạt đỉnh 9 năm khi tăng tới 50% so với cùng kỳ lên 16,8 USD/giạ.
Diễn biến giá vừa qua phản ánh sự tăng vọt về nhu cầu đối với ngô làm thức ăn chăn nuôi ở Trung Quốc, nhà sản xuất và tiêu thụ thịt heo hàng đầu thế giới.
Giá ngô và đậu tương cao gây ra gánh nặng lớn hơn cho nông dân và các nhà sản xuất thịt trên khắp thế giới, đặc biệt là ở các thị trường phụ thuộc vào nhập khẩu như Nhật Bản, nơi có hơn 70% thức ăn chăn nuôi nhập khẩu từ nước ngoài.
Quy mô đàn heo của Trung Quốc trước khi xảy ra dịch tả heo Châu Phi (ASF) lên tới 400 triệu con. Tuy nhiên, dịch ASF khiến đàn heo nước này giảm mạnh, kéo theo giá tăng lên tới 59 nhân dân tệ (tương đương khoảng 200 nghìn đồng)/kg, trong năm 2020 - mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây.
Chính phủ Trung Quốc nhận thấy nguy cơ khiến dư luận luận phẫn nộ nếu không hành động để giảm giá thành thực phẩm trên bàn ăn. Do đó, Trung Quốc đã đáp lại bằng các chính sách hỗ trợ cho các nhà sản xuất thịt heo, bao gồm hỗ trợ tài chính để trang trải chi phí chăn nuôi.
Hiện các đàn heo phần lớn đã phục hồi trở lại so với mức trước thời điểm xảy ra dịch ASF, và giá thịt heo đã đi xuống kể từ đầu năm nay.
Đại diện của một nhà kinh doanh lớn cho biết, mức giá 23,2 nhân dân tệ vào tháng 9, tương đương với mức trước khi xảy ra dịch tả heo Châu Phi.
Theo Akio Shibata, chủ tịch Viện Nghiên cứu Tài nguyên Thiên nhiên Nhật Bản, giá đang tiến gần hơn mức trung bình từ 15 đến 20 nhân dân tệ trong giai đoạn 2000-2018.
Sự phục hồi của đàn heo đã đẩy nhanh sự dịch chuyển trong ngành chăn nuôi. Những trang trại cỡ nhỏ đến hạng trung bị loại bỏ sẽ tạo chỗ cho các ông lớn cạnh tranh và mở rộng hơn.
Không giống như những người chăn nuôi nhỏ, được cho là sử dụng thức ăn thừa để nuôi heo, những doanh nghiệp chăn nuôi lớn sử dụng ngô và bột đậu nành để vỗ béo heo. Do đó, khi các doanh nghiệp chăn nuôi lớn mở rộng quy mô kéo theo nhu cầu ngô và đậu càng nhiều.
Số liệu của hải quan Trung Quốc cho thấy khối lượng nhập khẩu ngô trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 8 tăng gần gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhu cầu ngô có vẻ khả quan trong ít nhất là trong trung hạn. Trung Quốc, quốc gia trồng cây hàng đầu thế giới, đã bao phủ phần lớn lượng tiêu thụ nội địa.
Trung Quốc được cho là đang hướng tới mục tiêu chủ động nguồn cung tới 95% về ngô. Nhưng Arlan Suderman, nhà kinh tế hàng hóa chính tại StoneX Group, ước tính mức trần trong thực tế là 85%.
Nhập khẩu từ Trung Quốc gia tăng sẽ gây áp lực lên giá quốc tế, điều này sẽ tác động thêm đến những người bán thức ăn chăn nuôi và nông dân ở các nước láng giềng.
Mỹ và Trung Quốc đã nối lại các cuộc họp thương mại trực tuyến cấp nội các vào đầu tháng này. Trung Quốc đã cam kết mở rộng nhập khẩu hàng hóa nông nghiệp của Mỹ.
Ruan Wei, trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Norinchukin có trụ sở tại Tokyo, cho rằng quan hệ Trung-Mỹ không bị rạn nứt nghiêm trọng, có thể tin rằng nhập khẩu ngũ cốc và các sản phẩm nông nghiệp khác của Trung Quốc sẽ tăng trưởng ổn định.
H.Mĩ
Theo Doanh Nghiệp Niêm Yết
*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.