Giá tiêu hôm nay 11/10 trong khoảng 81.500 - 85.000 đồng/kg. Tuần trước giá tăng tới 4.000 - 4.500 đồng tại các tỉnh Tây Nguyên. Vùng Đông Nam Bộ tăng chậm hơn, khoảng 3.500 đồng/kg. Mức giá chênh lệch giữa 2 khu vực được thu hẹp lại.
*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 84.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 83.500 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 81.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 85.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 84.500 đồng/kg.
Sáng nay giá tiêu trong nước đi ngang so với cùng thời điểm hôm qua. Sau 4 ngày tăng liên tiếp giá tiêu cuối tuần qua giữ ổn định tại các vùng trồng trọng điểm. Tổng kết tuần trước giá tăng tới 4.000 - 4.500 đồng tại các tỉnh Tây Nguyên. Vùng Đông Nam Bộ tăng chậm hơn, khoảng 3.500 đồng/kg. Mức giá chênh lệch giữa 2 khu vực được thu hẹp lại.
Trong khi đó, giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam ổn định mấy ngày qua. Theo các chuyên gia, giá tiêu từ đầu năm tăng cao để tiếp tục bù vào chi phí vận tải. Tuy nhiên, đã có những tín hiệu tích cực. Cước vận tải biển Mỹ – Trung giảm sâu sau khi liên tục lập đỉnh hồi đầu tháng 9 khi mùa vãn khách đến gần và tình trạng thiếu điện tại Trung Quốc làm chậm hoạt động sản xuất.
Chi phí vận chuyển một container 40 ft từ Trung Quốc đến Bờ Tây Mỹ giảm từ 15.000 USD xuống còn hơn 8.000 USD. Cước giao ngay tới Bờ Đông Mỹ giảm hơn 1/4, từ hơn 20.000 USD xuống chưa đến 15.000 USD. Trước đại dịch, mức chi phí trên chỉ khoảng 1.500 USD. Dù còn nhiều bất đồng về dự báo giá cước vận tải dịp cuối năm nhưng các doanh nghiệp hy vọng sẽ giảm dần do tăng trưởng xuất khẩu có thể chững lại trong quý IV – mùa vãn khách của vận tải biển xuyên đại dương.
Giá cước vận tải đi xuống, các chi phí phát sinh vì Covid-19 (xét nghiệm, 3 tại chỗ...) sẽ giảm khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát sẽ giúp giá nông sản xuất khẩu hạ xuống, trong đó có hồ tiêu. Tuy nhiên, chuyên gia nhận định giá tiêu sẽ tăng bền vững. Bởi nguồn cung tiếp tục giảm sút, trong khi nhu cầu thế giới cao do vào mùa lễ tết cuối năm nên tiêu vẫn được giá.
Bên cạnh đó, đầu quý III/2021, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã lên tiếng cảnh báo chi phí logistics tăng cao khiến hồ tiêu Việt đang đứng trước nguy cơ mất đi các thị trường nhập khẩu lớn.
Đối với hồ tiêu Việt Nam, Mỹ là thị trường chính với lượng xuất khẩu chiếm 20-25%/năm và luôn duy trì sức mua ổn định cho tới hiện tại. Bên cạnh đó, EU cũng là thị trường trọng điểm và thị trường hướng đến của hầu hết các doanh nghiệp trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do thúc đẩy tăng sức mua của thị trường này. Tuy nhiên 2 thị trường trên liên tục tăng giá cước, khiến Mỹ và EU đã chuyển hướng qua mua tiêu từ Brazil vì chất lượng tiêu không quá chênh lệch so với tiêu Việt Nam và quan trọng nhất là chi phí vận chuyển từ Brazil tới Mỹ chỉ bằng 1/3 từ Việt Nam và từ Brazil tới EU chỉ bằng 1/10 so với từ Việt Nam.
Với việc giảm giá cước tàu biển như hiện nay, hồ tiêu Việt Nam kỳ vọng lấy lại được vị thế tại những thị trường này, đồng nghĩa nhiều hợp đồng được ký hơn. Do vậy giá tiêu trong nước dự đoán sẽ không hạ nhiệt theo giá vận tải thế giới.
Nguồn: Công Thương
*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.