Giá cà phê hôm nay 4/8 trong khoảng 35.900 - 36.900 đồng/kg. Sáng nay, giá cà phê nội địa xu hướng tăng theo giá thế giới. Giá cà phê cả 2 sàn đồng loạt tăng, cùng thêm 1,19%.
*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 35.900 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 36.900 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 36.800 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 36.800 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 36.700 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 36.800 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 36.700 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 36.800 đồng/kg.
Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm có xu hướng tăng so với cùng thời điểm sáng hôm qua theo giá cà phê thế giới.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2021 tăng 19 USD/tấn ở mức 1.772 USD/tấn, giao tháng 11/2021 tăng 21 USD/tấn ở mức 1.787 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2021 tăng 2,05 cent/lb ở mức 174,85 cent/lb, giao tháng 12/2021 tăng 2,1 cent/lb ở mức 177,85 cent/lb.
Trong phiên vừa qua là ngày khóa sổ vị thế kinh doanh hàng tuần, giá cà phê cả 2 sàn đồng loạt tăng, cùng thêm 1,19%. Theo quan sát, sau khi nâng mức ký quỹ, loại bỏ các nhà đầu cơ nhỏ lẻ và qua 2 phiên giảm sâu, đến phiên hôm qua các quỹ đầu cơ tài chính bắt đầu mua vào. Điều này kích thích giá cà phê 2 sàn quay đầu tăng, dự báo xu thế còn tiếp tục cho đến hết tuần.
Dữ liệu báo cáo của cơ quan Thương mại Indonesia cho thấy, xuất khẩu cà phê của nước này trong tháng 7/2021 đạt 111.489 bao, giảm hơn 66,41% so với cùng kỳ năm trước, đưa xuất khẩu trong 10 tháng đầu của niên vụ cà phê hiện tại 2020/21 lên 1.753.571 bao, giảm 927.325 bao, tức giảm hơn 34,59% so với cùng kỳ niên vụ cà phê trước do khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển.
Khó khăn của cà phê Indonesia cũng là khó khăn chung của các nước xuất khẩu trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Gần đây, do tình hình dịch bệnh trong nước, Tân Cảng Cát Lái, nơi tập trung xuất khẩu cà phê phía Nam, cũng đã quyết định tạm thời ngưng nhận hàng do quá tải hàng tồn kho, lượng containers tồn bãi chạm ngưỡng 100% công suất, nhân sự giảm một nửa. Điều này làm nguồn cung cà phê toàn cầu tiếp tục bị gián đoạn, dẫn đến thiếu hàng cục bộ tại một số thị trường ở một vài thời điểm.
Trong 6 tháng cuối năm, xuất khẩu cà phê Việt Nam được dự đoán tiếp tục tập trung ở hai thị trường lớn là EU chiếm 40%, và Mỹ chiếm 20% sản lượng xuất khẩu.
Nguồn: Công Thương
*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.