Giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu vẫn là đề tài nóng và là thách thức lớn của ngành trong nửa cuối năm, ảnh hưởng tới việc mở rộng sản xuất tại Việt Nam.
Giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu vẫn là đề tài nóng và là thách thức lớn của ngành trong nửa cuối năm, ảnh hưởng tới việc mở rộng sản xuất.
Dự báo các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới do các thông tin về tồn kho vụ cũ và diện tích trồng ngô, đậu tương vụ mới của Mỹ đều thấp hơn dự kiến.
Trong khi đó giá heo hơi tiếp tục giảm sâu trong tháng 7. Giá đã giảm 13,8 – 31,9% trong tháng 7, với giá tại khu vực phía nam giảm sâu nhất.
Thị trường tiêu thụ chậm dưới ảnh hưởng của dịch COVID-19 lây lan rộng, đặc biệt là tại các tỉnh phía nam, khiến hoạt động ăn uống và du lịch bị giới hạn, trong khi nguồn cung phục hồi vẫn là nguyên nhân của sự sụt giảm.
Biến động giá heo hơi trong tháng 7. Đơn vị : đồng/kg. (Tổng hợp: Lyly Cao. Đồ hoạ: Alex Chu)
Doanh nghiệp ngành heo phải đối mặt với tình trạng giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh do sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu. Khó khăn chồng lấn ở cả đầu vào lẫn đầu ra đã ảnh hưởng xấu tới kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2021.
Trên thị trường thế giới, sự biến động mạnh của nguồn cung và giá heo tại Trung Quốc dự kiến sẽ dẫn tới sự phân bổ lại thương mại thịt heo trên thị trường toàn cầu và có thể gây áp lực giảm giá thịt heo tại các nước xuất khẩu.
Sản lượng thịt heo tại Trung Quốc tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 7 năm trong quý II/2021, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái lên 13,46 triệu tấn. Theo đó, sản lượng thịt heo trong nửa đầu năm nay của quốc gia châu Á đã tăng 35,9% so với năm ngoái lên 27,15 triệu tấn. Điều này dẫn tới tình trạng giá giảm sâu và nhu cầu nhập khẩu yếu.
*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.