Giá tiêu ngày 7/7/2021

Sau nhiều ngày giảm giá, tiêu Ấn Độ tiếp tục đà tăng mạnh. Trong khi đó, giá tiêu trong nước giảm nhẹ 500 đồng, giao dịch ở mức từ 72.000 – 75.500 đ/kg tại các địa phương.



Giá tiêu thế giới

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, tính đến 7h15 ngày 7/7, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 41.933,35 Rupee/tạ (cao nhất), 41.875 Rupee/tạ (thấp nhất), tăng nhẹ so với phiên hôm trước.

Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 1-7/7/2021 là 311,99 VND/IRN.

Giá hạt tiêu trên sàn SMX - Singapore tăng trở lại, duy trì ở mức 6.500 USD/tấn tăng 38 USD (0,59%).

Giá tiêu trong nước

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch ở mức từ 72.000 – 75.500 đ/kg tại các địa phương.

Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 74.000 đồng/kg. 

Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 72.500 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 72.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 75.500 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 74.500 đồng/kg.

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu trong nửa đầu tháng 6/2021 đạt 16.764 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 59,02 triệu USD, giảm 12,41% về lượng nhưng lại tăng 31,35% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho thấy, ước tính giá hạt tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 6/2021 đạt 3.529 USD/tấn, tăng 2,9% so với tháng 5/2021 và tăng 52,5% so với tháng 6/2020. Tính chung nửa đầu năm nay, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu ước đạt 3.216 USD/tấn, tăng 50,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Nhờ giá hạt tiêu xuất khẩu tăng cao, nên tính chung 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam tuy giảm về lượng (ước đạt 155 nghìn tấn, giảm 6,7%) nhưng đạt 500 triệu USD, tăng 40,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Dự báo, trong thời gian tới, giá hạt tiêu toàn cầu sẽ được hỗ trợ do nguồn cung giảm mạnh tại Việt Nam, Indonesia, Brazil, nhu cầu tiêu thụ tăng khi nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nới lỏng giãn cách xã hội hậu Covid-19.

Nguồn: Công Thương


*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn