Giá tiêu ngày 19/7/2021

Thị trường nông sản ngày 19/7 ghi nhận giá tiêu đi ngang tại hầu hết các vùng trọng điểm trong nước và thế giới.



Giá tiêu trong nước

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 72.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (72.500 đồng/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (73.500 đồng/kg); Bình Phước (74.500 đồng/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 75.500 đồng/kg.

Đánh giá chung, giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch ở mức từ 72.000 – 75.500 đồng/kg tại các địa phương.

Theo quy luật thời tiết hằng năm tại khu vực phía Nam, thường vào cuối tháng 11 đến tháng 12 lượng mưa sẽ giảm dần và trời nắng kéo dài đến tháng 4 năm sau. Nhưng trong vụ tiêu năm nay, nắng nóng kéo dài, mùa mưa đến muộn đã ảnh hưởng đến giai đoạn phân hóa mầm hoa.

Theo nguyên tắc, trong giai đoạn này, để ra hoa đậu trái đạt năng suất người trồng phải tiến hành phương pháp hãm nước trong thời gian từ 30 ngày đến 45 ngày, để cây tiêu tập trung chất dinh dưỡng cho quá trình ra hoa.

Thế nhưng, năm nay cây tiêu lại gặp phải thời tiết nắng gắt, kéo dài lượng mưa thì lại quá ít khiến cây bị sốc nhiệt hoa rụng hàng loạt. Tùy theo tình trạng của từng vườn, hiện nay có vườn rụng từ 30%, thậm chí có vườn bị rụng hoa đến 80%.

Giá tiêu thế giới

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, tính đến 0h15 ngày 19/7, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 42.000 Rupee/tạ (cao nhất), 41.950 Rupee/tạ (thấp nhất), giảm nhẹ so với phiên trước đó.

Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 15-21/7/2021 là 311,13 VND/IRN.

Tại Nigeria, giá của một giỏ tiêu đã tăng từ 1.000 Naira vào tháng 4 lên 2.500 Naira vào tháng 7, khiến hoạt động kinh doanh của các thương nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tại thị trường trong nước, tuy cây hồ tiêu đang vào giai đoạn cuối kỳ ra hoa, đậu trái nhưng nhiều diện tích hồ tiêu đang bị rụng hoa hàng loạt do thời tiết bất lợi.

Để phòng trừ và ngăn ngừa dịch bệnh, rất nhiều nông dân đã tự ý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học dẫn đến làm suy thoái, ô nhiễm nguồn đất, nước nhưng hiệu quả quản lý dịch hại và kinh tế không cao.

Nguồn: Công Thương


*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn