Giá tiêu ngày 27/6/2021

Giá tiêu hôm nay 26/6 trong khoảng 72.000 - 75.500 đồng/kg. Đây là tuần thứ 3 liên tiếp ghi nhận giá tiêu tại các địa phương tăng nhẹ. Trong tháng 6/2021, diễn biến giá tiêu giảm nhẹ ở đầu tháng, sau đó tăng nhẹ với các bước giá 1.000 - 2.500 đồng/tuần.



Giá tiêu trong nước

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch ở mức từ 73.000 - 75.500 đ/kg tại các địa phương.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 73.000 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (73.500 đ/kg); Bình Phước (74.500 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 75.500 đ/kg.

Đây là tuần thứ 3 liên tiếp ghi nhận giá tiêu tại các địa phương tăng nhẹ. Trong tháng 6/2021, diễn biến giá tiêu giảm nhẹ ở đầu tháng, sau đó tăng nhẹ với các bước giá 1.000 - 2.500 đồng/tuần.

Theo đánh giá của cộng đồng diễn đàn hồ tiêu Việt Nam, việc tăng giá mạnh như thời điểm tháng 3/2021 là khó xảy ra. Bởi vì hầu hết các công ty xuất khẩu hiện nay đều không dám bán khống nữa, do nguồn cung thiếu hụt so với mọi năm. Thay vào đó họ sẽ mua bán sang tay, điều này dẫn đến giá tiêu sẽ tiếp tục tăng một cách chậm, nhưng chắc.

Giá tiêu thế giới

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 41.850 Rupee/tạ (cao nhất), 41.064,3 Rupee/tạ (thấp nhất), giảm so với phiên trước đó.

Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 24-30/6/2021 là 311,96 VND/IRN.

Hiện tại, dịch bệnh Covid-19 và điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã khiến tình hình sản xuất hạt tiêu tại nhiều quốc gia gặp khó khăn. Tại Malaysia, nông dân trồng tiêu hiện gần như không thể thu hoạch và bán sản phẩm ra thị trường, mặc dù đang là thời điểm thu hoạch chính vụ, do diễn biến phức tạp của đại dịch.

Còn tại Brazil, sản lượng tiêu được dự báo sẽ giảm mạnh trong năm 2021 do quốc gia này có khả năng phải đối mặt với một đợt hạn hán nghiêm trọng từ tháng 6 đến tháng 9 tới. Đây được dự báo là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 91 năm qua.

Sản lượng giảm từ sản xuất nhưng nguồn cung cũng đang bị gián đoạn bởi tình rạng thiếu container rỗng và giá cước tàu biển tăng quá cao, nhất là tại châu Á. Do tình trạng gián đoạn của các tàu container trên toàn thế giới, Chỉ số World Container Index do hãng tư vấn Drewry công bố vào ngày 27/5 cho thấy, cước vận tải biển cho một container loại 40 foot từ Thượng Hải (Trung Quốc) đến Rotterdam (Hà Lan) đã chạm ngưỡng 10.174 USD, tăng 3,1% so với tuần trước và nhảy vọt 485% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn: Công Thương


*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn