Giá cà phê ngày 23/6/2021

Giá cà phê niêm yết trên các sàn giao dịch thế giới đều giảm trong phiên giao dịch sớm 23/6. Trong khi đó, giá trong nước tiếp tục đi ngang và được dự báo có thể tăng giá trong thời gian tới.


Giá cà phê trong nước

Cụ thể, giá cà phê tại huyện Di Linh, Bảo Lộc và Lâm Hà của tỉnh Lâm Đồng hôm nay đang thu mua ở mức 33.700 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk), giá cà phê hôm nay giữ ở mức 34.600 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk) và Buôn Hồ (Đắk Lắk), giá cà phê hiện cùng giữ mức 34.500 đồng/kg.

Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp của tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay lần lượt thu mua ở mức 34.500 và 34.400 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay tại Chư Prông tỉnh Gia Lai đang ở mức 34.400 đồng/kg, ở Pleiku và La Grai cùng mức 34.500 đồng/kg. Còn, giá cà phê tại tỉnh Kon Tum đang thu mua với mức 34.600 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước hiện đang ở mức cao do các nhà xuất khẩu đang còn một số hợp đồng bán với giá cộng thêm so với giá niêm yết như +10/+50 USD/tấn Fob và đã được chốt giá tốt (như trên 1.600 USD/tấn).

Như vậy, giá cà phê hôm nay 23/6 tại thị trường trong nước đang giao dịch quanh ngưỡng 33.700 - 34.600 đồng/kg.

Giá cà phê thế giới

Giá cà phê giao dịch trên cả hai sàn đỏ rực. Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London quay đầu giảm mạnh. Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 7, giảm luôn 20 USD (1,26%) còn 1.565 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 9 cũng giảm 20 USD (1,24%), xuống 1.597 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng điều chỉnh giảm mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7 giảm 1,1 Cent (0,72%), xuống còn 151,25 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng giảm 1,95 Cent (1,27%), xuống 152,1 Cent/lb. Khối lượng giao dịch kỳ hạn tháng 9 tăng mạnh.

Sản lượng cà phê ở Brazil niên vụ 2021/22 ước tính đạt 56,3 triệu bao, thấp hơn nhiều so với 69,9 triệu bao trong năm 2020/21. Trong khi đó, tại đây, cà phê vụ 2020/21 đã bán gần hết với 95% arabica và 98% robusta. Robusta được mùa nhưng giá vẫn tốt.

Còn ở Colombia, sản lượng củng niên vụ ước tính ở mức 14,1 triệu bao, thấp hơn 200.000 bao so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, sản lượng cà phê của Việt Nam trong năm 2021/22 tăng nhẹ lên 30,8 triệu bao, so với 29 triệu bao trong năm 2020/21.

Bà Puspitaningasih Sutrisno, một nông dân trồng và chế biến cà phê từ Tây Java (Indonesia), chia sẻ, đại dịch là một phần nguyên nhân khiến giá cà phê liên tục đi xuống ở khu vực của bà.

Đối với các nhà chế biến cà phê quy mô vừa và nhỏ, việc nhu cầu tiêu thụ hạt cà phê xanh và hạt chưa rang trong nước giảm mạnh đã khiến giá các mặt hàng này giảm theo.

Các doanh nghiệp chế biến cà phê xanh không thể bán cho người tiêu dùng cuối cùng nội địa ở dạng đã qua chế biến mà phải bán ở dạng chưa chế biến cho các nhà xuất khẩu, những người chỉ chào giá thấp.

Do đó, nhiều nông dân đã phải dự trữ cà phê xanh để có thể bán và chế biến sau đó. Cho đến nay, việc sản xuất quả và cà phê hạt tươi ở Indonesia được nhận định là không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch.

Trước bối cảnh này, tình trạng cạnh tranh một cách khốc liệt về giá giữa các nhà chế biến ở quốc gia này là điều không thể không xảy ra.

Nguồn: Công Thương


*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn