Giá tiêu ngày 29/4/2021

Trong gần 1 tuần qua, giá hồ tiêu Việt Nam liên tục đi ngang, chỉ có biến động nhẹ (tăng, giảm 500đ/kg ở một vài địa phương), các giao dịch khá trầm lắng.



Giá tiêu thế giới

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ ở mức 39.500 Rupee/tạ (cao nhất) và 39.250 Rupee/tạ (thấp nhất), giảm 250 Rupee/tạ so với phiên trước đó.

Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng Rupee Ấn Độ (INR) ngày 28/4 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 309,40 VND/INR.

Ấn Độ đang là vùng dịch Covid-19 lớn thứ 2 trên thế giới, với 204.812 ca tử vong trong số 18.368.096 ca bệnh (tính đến 6 giờ sáng 29/4). Đáng lo ngại, tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ vẫn chưa có tín hiệu khả quan. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết biến thể mới tại Ấn Độ đã lây lan sang 17 quốc gia trên thế giới và cũng được cho là có khả năng lây lan chóng mặt.

Trong tình hình trên, giá tiêu của Ấn Độ biến động thất thường trong biên độ hẹp thời gian qua, nhưng nhìn chung mức giá vẫn cao, trên 39.000 rupee/tạ. Trong phiên gần nhất, giá tiêu tại quốc gia này giảm 250 rupee/tạ, bằng đúng mức tăng của ngày hôm trước.

Giá tiêu trong nước

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch ở mức từ 64.000 – 69.000 đ/kg tại các địa phương. Cụ thể:

Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 67.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 65.500 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 66.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 69.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 68.000 đồng/kg. 

Với thị trường trong nước, sau đợt giảm nhẹ đầu giữa tháng 4/2021, thị trường đi ngang 3 ngày liên tiếp. Mức giá cao nhất ở Bà Rịa - Vũng Tàu, nhưng cũng chưa cán mốc 70.000 đồng/kg, trong khi đó, giá tiêu tại Đông Nam Bộ vẫn nhỉnh hơn so với khu vực Tây Nguyên. Nhiều địa phương đã kết thúc vụ thu hoạch, nông dân đang lo rửa cây, hãm nước... chuẩn bị vụ tiêu sắp tới.

Tuy vậy, nhìn chung thị trường trong nước cuối vụ thu hoạch năm nay trầm lắng. Với các doanh nghiệp xuất khẩu đã gom đủ hàng cho xuất khẩu tháng 5/2021, và chờ dòng tiền CIF của xuất khẩu các tháng trước để tiếp tục mua vào. Với bà con nông dân, tiếp tục bán ra nhỏ giọt. Ai cần tiền thì bán, còn vẫn có tâm lý găm giữ hàng.

Nguồn: Công Thương


*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn