Giá lúa gạo ngày 22/3/2021

Giá gạo trong nước tăng ở nhiều chủng loại khi sức mua của thương lái mạnh hơn. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và Ấn Độ cũng tăng nhờ nhu cầu lớn hơn.



Giá lúa gạo trong nước

Giá gạo hôm nay đi ngang sau phiên điều chỉnh trái chiều hôm qua. Cụ thể, gạo thường ở mức 11.000 - 11.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen 16.000 đồng/kg, thơm thái hạt dài 18.000 - 19.000 đồng/kg, thơm Jasmine 15.000 - 16.000, Nàng Hoa 16.200 đồng/kg, Gạo Nhật 24.000 đồng/kg, cám 6.000 đồng/kg; Hương Lài giá 20.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng ở mức 4.000 đồng/kg và gạo Sóc Thái 19.000 đồng/kg.

Tại An Giang, giá lúa nếp vỏ tươi ổn định 5.600 - 5.900 đồng/kg; Nếp tươi Long An ở mức 5.700 - 5.900 đồng/kg; OM 9577, OM 9582 ở mức 6.650 đồng/kg; Lúa Đài thơm 8 giá 6.600 - 6.800 đồng/kg; Nàng Hoa 9 giá 6.600 đồng/kg; OM 6976 giá 6.600 - 6.700 đồng/kg; OM 18 ở mức 6.600 - 6.800 đồng/kg; Lúa Nhật ở mức 7.500 - 7.600 đồng/kg…

Riêng giá tấm IR 504 trong nước là 9.200 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg. Giá cám vàng là 6.900 đồng/kg. Gạo NL IR 504 đang ở mức 9.650 - 9.700 đồng/kg, gạo TP IR 504 (5% tấm) 11.00 đồng/kg, tăng từ 100 - 150 đồng/kg.

Giá gạo thế giới

Theo Reuters, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng từ 500 - 510 USD/tấn của tuần trước lên 510 - 515 USD/tấn hôm thứ Năm (18/3). Điều này khiến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đắt ngang giá gạo Thái Lan, đang được giao dịch ở mức 505 - 513 USD/tấn trong tuần qua. 

Gạo Thái Lan tuần qua giá cũng giảm xuống 505 - 515 USD/tấn, sau khi đạt mức cao nhất kể từ giữa tháng 12/2020 (515 - 560 USD/tấn) hồi đầu tháng 3. Thị trường gạo Thái Lan cũng vắng khách.

Các thương nhân có trụ sở tại Bangkok (Thái Lan) cho biết thị trường trầm lắng và giá tiếp tục giảm phần lớn là do tỷ giá hối đoái. Đồng baht của Thái Lan đã suy yếu so với USD.

Giá gạo đồ 5% tấm của nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, Ấn Độ, cũng tăng từ 395 - 401 USD/tấn của tuần trước lên 398 - 403 USD/tấn trong tuần này, nhờ nhu cầu ổn định và đồng rupee tăng giá.

"Nhu cầu đối với gạo Ấn Độ luôn ở mức cao, nhưng một số người mua đã không tiến hành giao dịch do tắc nghẽn tại các cảng. Khi tắc nghẽn giảm, ho cũng bắt đầu mua vào", một nhà xuất khẩu có trụ sở tại miền Nam bang Andhra Pradesh (Ấn Độ), cho biết. 

Nguồn: Công Thương


*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn