Giá tiêu ngày 22/2/2021

Giá tiêu tại thị trường trong nước cũng đi ngang so với một ngày trước đó, ghi nhận ở mức từ 51.500-53.500/kg. Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn phức tạp trên toàn cầu, Hồ tiêu Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp khôi phục xuất khẩu sang các quốc gia trong khu vực nơi đã nới lỏng lệnh phong tỏa.


Giá tiêu trong nước

Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 52.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 51.500 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 51.500 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 53.500 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 52.500 đồng/kg.

Như vậy giá tiêu hôm nay giữ nguyên so với hôm qua.

Tổng hợp tuần trước, giá tiêu tăng 500 đồng/kg tại Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Đồng Nai; giữ nguyên ở Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Phước.

Theo dự đoán, giá tiêu tuần này vẫn có triển vọng tăng lên 55.000 đồng/kg, do các nhà đầu cơ tăng mua trước thông tin sản lượng tiêu năm nay giảm mạnh. Với đà tăng này, nhiều người dự đoán mốc 60 triệu đồng/tấn sẽ không còn xa.

Giá tiêu thế giới

Giá tiêu thế giới hôm nay 22/2 không đổi so với một ngày trước đó, ghi nhận lúc 0h15 ngày 22/2 (giờ Việt Nam), giá hồ tiêu thế giới giao ngay trên sàn trực tuyến NCDEX Kochi (Ấn Độ) giao dịch ở 34.500 Rupee/tạ (thấp nhất) và 34.550 Rupee/tạ (cao nhất).

Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng Rupee Ấn Độ (INR) ngày 21/2 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng là 317,80 VND/INR.

Theo bài viết mới đây trên tờ Phnom Penh Post, tại cuộc họp ngày 4/2 với Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Hồ tiêu Campuchia (KPPA) Nguon Lay và Chủ tịch EU Land and Pepper Investment Co Ltd., David Pavel, Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia Pan Sorasak cho biết, Bộ này sẽ phối hợp với KPPA để xây dựng các kế hoạch chiến lược mới nhằm phát triển và xây dựng thương hiệu hồ tiêu Campuchia; đồng thời tìm hiểu, mở rộng thị trường cho loại cây trồng này, một trong những sản phẩm đã được đăng ký Chỉ dẫn Địa lý (GI) của quốc gia Đông Nam Á.

Trong nỗ lực quảng bá sản phẩm và ngăn chặn hàng giả, các nhà quản lý đã đăng ký GI cho hạt tiêu Campuchia. Bộ Thương mại nước này cũng sẽ hỗ trợ KPPA chuẩn bị một kế hoạch hoạt động toàn diện năm 2021, Bộ trưởng Sorasak cho biết.

Ông nói, lộ trình sẽ bao gồm việc duy trì các trang web thương mại điện tử và mạng xã hội, các sự kiện quảng bá, tổ chức các triển lãm, đội ngũ tiếp thị và đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho các thành viên của hiệp hội.

Các khóa đào tạo sẽ giúp các nhà sản xuất, vận hành và kinh doanh hồ tiêu cập nhật kiến thức trong các lĩnh vực như đóng gói, quản lý tài chính, tiếp thị và gia tăng giá trị cho sản phẩm.

“Bộ sẽ tổ chức hội nghị thường niên với Liên đoàn Hồ tiêu Campuchia và Cộng đồng Hồ tiêu thế giới để mở ra các cơ hội cho thương nhân kết nối với các doanh nghiệp và người nông dân, để người mua và người bán gặp nhau”, ông Sorasak nói.

Được biết, hồ tiêu là một trong 4 sản phẩm nông nghiệp đã được Bộ Thương mại Campuchia đăng ký GI, bên cạnh đường cọ Kampong Speu, bưởi từ đảo Koh Trong của tỉnh Kratie và mật ong rừng Mondulkiri.
Nguồn: Công Thương


*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn