Giá tiêu hôm nay 16/8, tuần qua giá tiêu tăng giảm 500 - 1.000 đồng/kg không đều tại các địa phương, giá tiêu đang nhích dần lên mốc 50.000 đồng/kg.
Thị trường hồ tiêu hôm nay 16/8
Giá tiêu cuối tuần nhảy tăng vọt, Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hiện được thu mua với mức 48.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg so với đầu tuần. Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu lại tăng 500 đồng/kg, lên mức 47.500 đồng/kg.
Tại Đồng Nai giá tiêu giữ nguyên ở mức 47.000 đồng/kg.Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng nguyên giá so với đầu tuần 49.500 đồng/kg, đây vẫn là địa phương cao nhất toàn miền.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu tăng 500 đồng/kg, lên mức 48.500 đồng/kg..
Như vậy, giá tiêu toàn miền hiện dao động trong khoảng từ 47.000 - 49.500 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ tăng từ 32.977,8 rupee/tạ lên 33.500 rupee/tạ ở phiên cuối tuần.
Trong tuần này, một tin không vui cho xuất khẩu tiêu Việt Nam, khi Ấn Độ có khả năng siết chặt tiêu chuẩn đối với hồ tiêu nhập khẩu.
Theo đó, Bộ Công Thương nhận được phản ánh của Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ về việc hội người trồng tiêu tại các bang phía Nam Ấn Độ cho rằng hàm lượng piperine có trong “hạt tiêu đen nhẹ” - light black pepper (mã HS 09041120) nhập khẩu từ Việt Nam không đáp ứng được tiêu chuẩn yêu cầu tại Thông báo số 21/2015-2020, ngày 25/7/2018 của Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ về việc điều chỉnh quy định về điều kiện nhập khẩu tiêu vào thị trường Ấn Độ.
Ngoài ra, tại bài báo đăng trên trang The Hindu Business Line, Liên minh thương nhân, người trồng tiêu và gia vị Ấn Độ khu vực Kerala đã có văn bản gửi Chính phủ Ấn Độ và cho rằng: Hạt tiêu đen nhẹ của Việt Nam không đạt được hàm lượng tối thiểu 6% như tiêu chuẩn yêu cầu; Hạt tiêu của Việt Nam được gửi cho phòng thí nghiệm của Ban gia vị, cơ quan thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ để xét nghiệm đã bị tráo đổi.
Trong 5 thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất, bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Đức, Pakistan và Hà Lan với 37,9% thị phần, chỉ có thị trường Mỹ có khối lượng xuất khẩu tăng. Việt Nam tiếp tục là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất của Mỹ, hiện chiếm tới 67% tổng lượng nhập khẩu tiêu của thị trường này.
*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.

Thị trường hồ tiêu hôm nay 16/8
Giá tiêu cuối tuần nhảy tăng vọt, Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hiện được thu mua với mức 48.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg so với đầu tuần. Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu lại tăng 500 đồng/kg, lên mức 47.500 đồng/kg.
Tại Đồng Nai giá tiêu giữ nguyên ở mức 47.000 đồng/kg.Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng nguyên giá so với đầu tuần 49.500 đồng/kg, đây vẫn là địa phương cao nhất toàn miền.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu tăng 500 đồng/kg, lên mức 48.500 đồng/kg..
Như vậy, giá tiêu toàn miền hiện dao động trong khoảng từ 47.000 - 49.500 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ tăng từ 32.977,8 rupee/tạ lên 33.500 rupee/tạ ở phiên cuối tuần.
Trong tuần này, một tin không vui cho xuất khẩu tiêu Việt Nam, khi Ấn Độ có khả năng siết chặt tiêu chuẩn đối với hồ tiêu nhập khẩu.
Theo đó, Bộ Công Thương nhận được phản ánh của Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ về việc hội người trồng tiêu tại các bang phía Nam Ấn Độ cho rằng hàm lượng piperine có trong “hạt tiêu đen nhẹ” - light black pepper (mã HS 09041120) nhập khẩu từ Việt Nam không đáp ứng được tiêu chuẩn yêu cầu tại Thông báo số 21/2015-2020, ngày 25/7/2018 của Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ về việc điều chỉnh quy định về điều kiện nhập khẩu tiêu vào thị trường Ấn Độ.
Ngoài ra, tại bài báo đăng trên trang The Hindu Business Line, Liên minh thương nhân, người trồng tiêu và gia vị Ấn Độ khu vực Kerala đã có văn bản gửi Chính phủ Ấn Độ và cho rằng: Hạt tiêu đen nhẹ của Việt Nam không đạt được hàm lượng tối thiểu 6% như tiêu chuẩn yêu cầu; Hạt tiêu của Việt Nam được gửi cho phòng thí nghiệm của Ban gia vị, cơ quan thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ để xét nghiệm đã bị tráo đổi.
Trong 5 thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất, bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Đức, Pakistan và Hà Lan với 37,9% thị phần, chỉ có thị trường Mỹ có khối lượng xuất khẩu tăng. Việt Nam tiếp tục là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất của Mỹ, hiện chiếm tới 67% tổng lượng nhập khẩu tiêu của thị trường này.
Nguồn: Công Thương
*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.