Miền Nam tái phát dịch tả châu Phi, giá lợn hơi dự báo tiếp tục tăng trong tuần tới (13-18/7)

Nhập khẩu lợn Thái Lan về nhỏ giọt và tái bùng phát dịch tả lợn châu Phi tại miền Nam có thể khiến giá lợn hơi tuần tới tiếp tục tăng.


Trong tuần qua, giá lợn hơi giảm trở lại tại khu vực phía Bắc, có nơi về dưới mốc 89.000 đồng/kg, trong khi đó tại khu vực miền Trung và Nam liên tục tăng trung bình từ 1.000-4.000 đồng/kg. Đáng chú ý, giá lợn tại Bình Thuận đã tăng 13.000 đồng/kg so với tuần trước, hiện giao dịch ở 93.000 đồng/kg đây cũng là mức cao nhất cả nước.

Hiện tại, giá lợn các địa phương ở miền Bắc đang bán ở mức 88.0000 - 89.000 đồng/kg, tại miền Trung từ 81.000 - 93.000 đồng/kg, miền Nam từ 84.000 - 92.000 đồng/kg.

Nguyên nhân giá lợn hơi tăng trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt do việc nhập khẩu lợn từ Thái Lan về Việt Nam còn nhỏ giọt.

Theo đó, ngày 8/7, ông Nguyễn Hữu Thắng chủ trang trại Đồng Hiệp, thành viên Công ty Thùy Dương Phát chia sẻ với Báo Người Lao Động, doanh nghiệp (DN) đầu tiên nhập khẩu lợn thịt Thái Lan ở phía Nam, cho biết hiện trang trại đang bỏ trống vì chưa có lợn về.

Ngày 26/6, lô lợn thịt 500 con đầu tiên của công ty nhập khẩu về đã được xuất bán xong vào ngày 2/7 nhưng lo tiếp theo đang bị chậm so với kế hoạch. Dự kiến, từ 3 đến 4 ngày tới công ty sẽ nhập 1.000 con lợn Thái Lan cung cấp cho thị trường nhưng đang vướng thủ tục ở nước trung gian.

Nhập lợn sống rất khó khăn, trong khi Việt Nam và Thái Lan không chung biên giới. lợn đưa từ Thái Lan qua Lào phải kiểm tra từng con rồi sang xe; đến Việt Nam lại kiểm tra, sang xe nên rất mất thời gian, nhân lực và chi phí.

Nguồn cung lợn của Thái Lan cũng hạn chế vì chỉ một số trang trại mới được phép xuất khẩu lợn sang Việt Nam, trong khi nhu cầu của DN Việt Nam thì lớn", ông Thắng phân tích.

Từ ngày 11/6 đến 15/6, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, qua đàm phán với Cục Thú y Thái Lan đã công nhận 13 trang trại/công ty của Thái Lan đủ điều kiện an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm để xuất khẩu lợn sống sang Việt Nam.


"Tính đến ngày 5/7, đã có 30 lượt DN Việt Nam đăng ký kiểm dịch nhập khẩu gần 4,5 triệu con lợn sống từ 13 công ty xuất khẩu của Thái Lan. Trong đó, đã có 7 DN của Việt Nam nhập khẩu gần 9.000 con lợn sống từ Thái Lan và đang tiếp tục nhập khẩu nhiều lô lợn mới", Cục Thú y chia sẻ với Người Lao Động.

Bên cạnh đó, tại Miền Nam đã có nơi tái bùng phát dịch tả lợn châu Phi có thể khiến giá lợn hơi tuần tới tiếp tục tăng.

Cụ thể, một hộ chăn nuôi lợn quy mô lớn ở Vĩnh Long phải tiêu hủy 39 con lợn, gần phân nửa đàn, vì có 4 con bị chết do dương tính với dịch tả lợn châu Phi.

Ngay khi có kết quả mẫu bệnh phẩm dương tính, đoàn công tác đã đến tiêu hủy thêm 39 con lợn có dấu hiệu nhiễm bệnh được nuôi chung chuồng 4 con đã chết; đồng thời thực hiện khử trùng khu vực chăn nuôi, theo dõi 54 con lợn còn lại nuôi khác chuồng.

Ngay khi có kết quả mẫu bệnh phẩm dương tính với dịch tả lợn châu Phi, đoàn công tác đã đến tiêu hủy thêm 39 con lợn có dấu hiệu nhiễm bệnh được nuôi chung chuồng 4 con đã chết; đồng thời thực hiện khử trùng khu vực chăn nuôi, theo dõi 54 con lợn còn lại nuôi khác chuồng, theo báo Công An.

Ngoài ra, trước câu hỏi nông dân trên cả nước đang có nhu cầu tái đàn rất lớn, nhưng gặp khó khăn do giá con giống quá cao, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT chia sẻ, hiện chúng ta vẫn giữ được đàn lợn giống gồm 120.000 con.

Ngoài ra còn có 2,8 triệu con lợn nái. Do đó, theo tính toán, sẽ có khoảng 11 triệu con lợn giống được cung ứng cho thị trường tái đàn vào quý 4 năm nay. Đây là điểm cốt lõi để khôi phục lại đàn lợn của cả nước.

Song Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cũng đề nghị do hầu hết các đàn lợn giống đều nằm trong tay các doanh nghiệp lớn. Vì vậy, để đẩy nhanh tốc độ tái đàn (cả ở các hợp tác xã và nông hộ nhỏ), các doanh nghiệp, các trang trại lớn cần đẩy mạnh phát triển đàn lợn giống, bán lợn giống cho các nông hộ. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng phải đẩy mạnh hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ vốn cho người chăn nuôi.

BẢNG GIÁ LỢN HƠI DỰ BÁO NGÀY 13/7/2020
Tỉnh/thành
Khoảng giá (đồng/kg)
Tăng (+)/giảm (-) đồng/kg
Hà Nội
90.000-91.000
Giữ nguyên
Hải Dương
89.000-90;000
Giữ nguyên
Thái Bình
91.000-93.000
Giữ  nguyên
 Bắc Ninh
88.000-89.000
Giữ nguyên
Hà Nam
90.000-92.000
Giữ nguyên
Hưng Yên
90.000-91.000
+1.000
Nam Định
91.000-92.000
+2.000
Ninh Bình
92.000-93.000
Giữ nguyên
Hải Phòng
89.000-90.000
Giữ nguyên
Quảng Ninh
90.000-91.000
+1.000
Lào Cai
90.000-92.000
Giữ nguyên
Tuyên Quang
90.000-91.0000
Giữ nguyên
Cao Bằng
90.000-91.000
Giữ nguyên
Bắc Kạn
89.000-90.000
Giữ nguyên
Phú Thọ
90.000-91.000
Giữ nguyên
Thái Nguyên
90.000-91.000
+1.000
Bắc Giang
90.000-91.000
Giữ nguyên
Vĩnh Phúc
90.000-91.000
Giữ nguyên
 Lạng Sơn
90.000-91.000
+1.000
Lai Châu
89.000-90.000
Giữ nguyên
Thanh Hóa
86.000-87.000
Giữ nguyên
Nghệ An
88.000-90.000
Giữ nguyên
Hà Tĩnh
86.000-87.000
+2.000
Quảng Bình
80.000-82.000
Giữ nguyên
Quảng Trị
80.000-81.000
Giữ nguyên
TT-Huế
81.000-82.000
Giữ nguyên
Quảng Nam
82.000-83.000
Giữ nguyên
Quảng Ngãi
80.000-81.000
Giữ nguyên
Bình Định
83.000-84.000
Giữ nguyên
Phú Yên
81.000-82.000
Giữ nguyên
Ninh Thuận
86.000-87.000
+2.000
Khánh Hòa
86.000-87.000
+2.000
Bình Thuận
92.000-93.000
Giữ nguyên
Đắk Lắk
81.000-82.000
Giữ nguyên
Đắk Nông
80.000-81.000
Giữ nguyên
Lâm Đồng
84.000-85.000
Giữ nguyên
Gia Lai
84.000-85.000
Giữ nguyên
Đồng Nai
90.000-92.000
Giữ nguyên
TP.HCM
87.000-88.000
+1.000
Bình Dương
83.000-85.000
+2.000
Bình Phước
84.000-85.000
+2.000
BR-VT
84.000-85.000
+2.000
Long An
88.000-89.000
+1.000
Tiền Giang
84.000-85.000
Giữ nguyên
Bạc Liêu 
84.000-85.000
Giữ nguyên
Bến Tre
88.000-89.000
+1.000
Trà Vinh
89.000-90.000
Giữ nguyên
Cần Thơ
86.000-87.000
Giữ nguyên
Hậu Giang
87.000-88.000
+2.000
Cà Mau
84.000-85.000
Giữ nguyên
Vĩnh Long
87.000-88.000
+2.000
An Giang
84.000-85.000
+1.000
Kiêng Giang
85.000-86.000
Giữ nguyên
Sóc Trăng
87.000-88.000
+2.000
Đồng Tháp
86.000-87.000
+1.000
Tây Ninh
88.000-89.000
Giữ nguyên
Nguồn: Cung Cầu


*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn