Thị trường hồ tiêu ghi nhận giá tiêu giảm sâu phiên thứ hai liên tiếp. Hiện, giá tiêu đang giao dịch quanh mức 47.000 - 49.500 đồng/kg.
Giá tiêu trong nước
Chỉ sau 2 phiên giao dịch cuối tuần, giá tiêu đã rơi mất 2.000 đồng/kg và mất mốc 50.000 đồng/kg. Cụ thể:
Theo Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam, sản lượng hạt tiêu của Việt Nam vụ mùa năm 2020 giảm khoảng 15% so với năm 2019, xuống còn 240.000 tấn. Dự báo vụ mùa năm 2021 sản lượng hạt tiêu sẽ tiếp tục giảm do người dân không đầu tư chăm sóc, ảnh hưởng đến năng suất.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá tiêu tháng 6 giảm trở lại sau khi chạm mức đỉnh 60.000 đồng/kg vào ngày 29/5.
Người dân hạn chế bán ra để chờ giá tăng lên, do đó các nhà nhập khẩu đã chuyển hướng sang thị trường Brazil với mức giá chào thấp hơn.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, tại cảng khu vực TP.HCM, giá hạt tiêu đen xuất khẩu giảm do nhu cầu của các nhà nhập khẩu nước ngoài giảm sau khi đã nhập một số lượng lớn 150.000 tấn. Dịch Covid-19 ám ảnh khả năng bùng phát lần 2 ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu của một số thị trường xuất khẩu chính. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc đẩy mạnh lượng hạt tiêu bán ra cũng tác động đến giá xuất khẩu tiêu của Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu (VPA), do lo ngại đại dịch Covid-19 bùng phát lần 2 nên thị trường xuất khẩu hạt tiêu rất trầm lắng và rất ít người mua, đặc biệt là Ấn Độ và các nước nhập khẩu khác đang giảm mua vào làm cho xuất khẩu hồ tiêu gặp nhiều khó khăn, trong khi nguồn cung hạt tiêu vẫn có hàng.
Nói về việc Trung Quốc đang xuất khẩu hạt tiêu làm ảnh hưởng đến giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam và kéo giá tiêu trong nước giảm, ông Hải cho rằng trong hoạt động xuất nhập khẩu một nước có thể mua vào và bán ra là chuyện bình thường. Vì vậy, Trung Quốc có thể nhập khẩu hạt tiêu vào và sau đó nếu thấy cần thiết họ sẽ xuất khẩu trở lại. Tuy nhiên lượng hạt tiêu của Trung Quốc bán ra không lớn lắm.
Giá tiêu thế giới
Giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) đi ngang ở mức 33.100 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 6/2020 lại giảm 100 Rupi/tạ, tương đương 0,30% về mức 32.950 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, Brazil là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ 2 cho Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm 2020, lượng nhập khẩu đạt 4,6 nghìn tấn, trị giá 10,47 triệu USD, giảm 11,2% về lượng và giảm 9,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Thị phần hạt tiêu của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ chiếm 17,9% trong 4 tháng đầu năm 2020, thấp hơn so với 18% trong 4 tháng đầu năm 2019.
*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.
Giá tiêu trong nước
Chỉ sau 2 phiên giao dịch cuối tuần, giá tiêu đã rơi mất 2.000 đồng/kg và mất mốc 50.000 đồng/kg. Cụ thể:
- Giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) được bán mức 48.000 đồng/kg.
- Giá tiêu tại Gia Lai ổn định, dao động ở ngưỡng 47.000 đồng/kg.
- Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giao dịch ở ngưỡng 49.500 đồng/kg.
- Giá tiêu tại Bình Phước hiện thu mua ở mức 48.500 đồng/kg.
- Giá tiêu tại Đồng Nai giảm về ngưỡng 47.000đồng/kg.
Theo Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam, sản lượng hạt tiêu của Việt Nam vụ mùa năm 2020 giảm khoảng 15% so với năm 2019, xuống còn 240.000 tấn. Dự báo vụ mùa năm 2021 sản lượng hạt tiêu sẽ tiếp tục giảm do người dân không đầu tư chăm sóc, ảnh hưởng đến năng suất.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá tiêu tháng 6 giảm trở lại sau khi chạm mức đỉnh 60.000 đồng/kg vào ngày 29/5.
Người dân hạn chế bán ra để chờ giá tăng lên, do đó các nhà nhập khẩu đã chuyển hướng sang thị trường Brazil với mức giá chào thấp hơn.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, tại cảng khu vực TP.HCM, giá hạt tiêu đen xuất khẩu giảm do nhu cầu của các nhà nhập khẩu nước ngoài giảm sau khi đã nhập một số lượng lớn 150.000 tấn. Dịch Covid-19 ám ảnh khả năng bùng phát lần 2 ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu của một số thị trường xuất khẩu chính. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc đẩy mạnh lượng hạt tiêu bán ra cũng tác động đến giá xuất khẩu tiêu của Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu (VPA), do lo ngại đại dịch Covid-19 bùng phát lần 2 nên thị trường xuất khẩu hạt tiêu rất trầm lắng và rất ít người mua, đặc biệt là Ấn Độ và các nước nhập khẩu khác đang giảm mua vào làm cho xuất khẩu hồ tiêu gặp nhiều khó khăn, trong khi nguồn cung hạt tiêu vẫn có hàng.
Nói về việc Trung Quốc đang xuất khẩu hạt tiêu làm ảnh hưởng đến giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam và kéo giá tiêu trong nước giảm, ông Hải cho rằng trong hoạt động xuất nhập khẩu một nước có thể mua vào và bán ra là chuyện bình thường. Vì vậy, Trung Quốc có thể nhập khẩu hạt tiêu vào và sau đó nếu thấy cần thiết họ sẽ xuất khẩu trở lại. Tuy nhiên lượng hạt tiêu của Trung Quốc bán ra không lớn lắm.
Giá tiêu thế giới
Giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) đi ngang ở mức 33.100 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 6/2020 lại giảm 100 Rupi/tạ, tương đương 0,30% về mức 32.950 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, Brazil là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ 2 cho Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm 2020, lượng nhập khẩu đạt 4,6 nghìn tấn, trị giá 10,47 triệu USD, giảm 11,2% về lượng và giảm 9,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Thị phần hạt tiêu của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ chiếm 17,9% trong 4 tháng đầu năm 2020, thấp hơn so với 18% trong 4 tháng đầu năm 2019.
Nguồn: Thương Trường
*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.