Giá tiêu giảm mạnh 1.000-1.500 đồng/kg tại Gia Lai và Đồng Nai.
Giá tiêu hôm nay 14/6/2020, giảm mạnh 1.000-1.500 đồng/kg tại Gia Lai và Đồng Nai, còn các địa phương khác vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam đi ngang. Giá tiêu thế giới ổn định
GIá tiêu trong nước ngày 14/6
Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 54.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 51.000 đồng tại Đồng Nai.
- Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định ở mức 52.500đồng/kg.
- Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đi ngang ở ngưỡng 54.000 đồng/kg.
- Giá tiêu tại Bình Phước không đổi, dao động trong khoảng 53.000 đồng/kg.
- Riêng giá tiêu tại Đồng Nai giảm 1.000đồng/kg về ngưỡng 51.000đồng/kg.
- Giá tiêu tại Gia Lai tiếp tục giảm mạnh 1.500 đồng/kg, về mức 50.500 đồng/kg. Đây vẫn là mức giá thấp tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam.
Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 05/2020 đạt 30.351 tấn hạt tiêu các loại, giảm 5.825 tấn, tức giảm 16,10 % so với tháng trước và giảm 7.555 tấn, tức giảm 19,93 % so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu trong tháng đạt 60,9 triệu USD, giảm 11,69 triệu USD, tức giảm 16,1% so với tháng trước và giảm 32,3 triệu USD, tức giảm 34,66 % so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế khối lượng xuất khẩu hạt tiêu 5 tháng đầu năm 2020 đạt tổng cộng 146.764 tấn tiêu các loại, tăng 591 tấn, tức tăng 0,4 % so với khối lượng xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2019.
Tuy nhiên, về giá trị kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2020 đạt tổng cộng 309,33 triệu USD, giảm 66,71 triệu USD, tức giảm 17,74 % so với cùng kỳ.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 05/2020 đạt 2.007 USD/tấn, tương đương với giá xuất khẩu bình quân của tháng 04/2020.
Việc giá tiêu đột ngột giảm mạnh khiến người dân lo lắng vì có nguy cơ giảm sâu trên toàn vùng trọng điểm trong thời gian tới.
Giá tiêu thế giới
Giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 103.3 Rupi/tạ ở mức 33.153 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 5/2020 không đổi, ở mức 32.530 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Giá tiêu thế giới chưa có nhiều thay đổi.
Theo dữ liệu thống kê của IPC, giá tiêu thế giới trong tháng 5/2020 nhìn chung có sự biến động trái chiều. Giá tiêu đen Việt Nam loại 500 Gr/l-Asta tăng 15%, loại 550 Gr/l-Asta tăng 14,55% , có mức tăng cao nhất, trong khi giá tiêu đen Indonesia loại ASTA tăng 5,39 % và tiêu đen đặc chủng MG1 Ấn Độ giảm 0,52%. Giá tiêu trắng Việt Nam loại FAQ tăng 15,23% , tiêu trắng Indonesia tăng 3,28% trong khi tiêu trắng Trung Quốc giảm 3,71%.
Nhìn chung giá tiêu xuất khẩu các loại trong tháng 5 có sự biến động trái chiều, tăng ở Việt Nam, Indonesia nhưng lại giảm ở Ấn Độ, Trung Quốc. Riêng Brasil hầu như đóng cửa không giao dịch vì dịch bệnh covid-19…
Trên thực tế, giá tiêu thế giới vẫn đang trong xu hướng giảm. Theo Cục Xuất nhập khẩu ngày 18/5, tại cảng Kochi (Ấn Độ), giá hạt tiêu đen xuất khẩu giảm 1,4% so với ngày 29/4, xuống còn 4.326 USD/tấn.
Tại cảng Hải Khẩu, Trung Quốc, ngày 17/5, giá hạt tiêu trắng xuất khẩu đạt mức 4.415 USD/tấn, giảm 1,3% so với ngày 30/4.
Sau quyết định kết thúc giãn cách xã hội hôm ngày 8/6 của một số thị trường chính ở phía Bắc, nhu cầu hạt tiêu tại thị trường nội địa Ấn Độ tăng mạnh trở lại, ghi nhận mức tăng lên đến 10 Rupi/kg.
Thị trường đã tăng giá tiêu xô thêm 10 Rupi/kg ngay trước khi mở cửa. Theo ông Kishore Shamji của công ty Kishor Spices cho biết. Thị trường đang thể hiện sự quan tâm khi lượng tồn kho thiếu hụt trong thời gian cách ly. Chính xu hướng này sẽ giữ giá tiêu vững chắc tại vùng nguyên liệu. Do lợi nhuận tăng khá, các đại lý lớn và thương buôn đường dài nhận định khả năng giá sẽ tăng lên nữa.
Tuy nhiên, các thương nhân địa phương cho rằng không loại trừ khả năng các đại lý lớn ở bang Kerala và Tamil Nadu gần đây đã ký hợp đồng nhập khẩu hạt tiêu từ Sri Lanka theo SAFTA, đã cùng nhau đẩy giá tiêu tăng, ông Shamji nói thêm.
Được biết, Chính phủ đã cho nhập thêm 500 tấn tiêu xô từ Sri Lanka theo mức thuế ưu đãi 8%, nên họ đã cố giữ giá tiêu ở mức cao để dễ dàng giải phóng lượng hàng nhập khẩu khi về đến nơi.
Nguồn: Kinh tế và Tiêu dùng
*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.