Giá tiêu hôm nay 12/6/2020, ở Tây Nguyên và miền Nam giá tiêu đi ngang sau chuỗi ngày tăng giá. Nhu cầu thu mua hạt tiêu của các doanh nghiệp tăng mạnh, trong khi người dân hạn chế bán ra khiến giá hạt tiêu tăng. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới do lượng hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc ổn định.
Giá tiêu hôm nay 12/6
Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 54.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 52.500 đồng tại Đồng Nai và Gia Lai.
- Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) lên mức 52.500đồng/kg.
- Giá tiêu Châu Đức tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đi ngang mức cao nhất ngưỡng 54.000 đồng/kg.
- Giá tiêu tại Bình Phước ở mức 53.000 đồng/kg.
- Riêng giá tiêu tại Gia Lai ở mức mức 52.500 đồng/kg.
- Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 500 đồng lên ngưỡng 52.500 đồng/kg. Đây vẫn là mức giá thấp tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam.
Thời gian gần đây, giá tiêu liên tục tăng mạnh, chạm mức 50.000 đồng/kg. So với hồi đầu tháng, giá tiêu hiện tăng 20.500-21.000 đồng/kg lên 57.000 - 60.000 đồng/kg.
Ba yếu tố giúp giá tiêu tăng mạnh thời gian qua là nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng trở lại, doanh nghiệp khan hiếm hàng và người dân găm hàng chờ tăng giá. Tuy nhiên, đà tăng giá này chỉ là tạm thời do thị trường vẫn chịu áp lực dư cung.
Theo Bộ Công Thương, năm 2019, sản lượng tiêu toàn cầu ước đạt 602.000 tấn trong khi nhu cầu chỉ khoảng 568.000 tấn. Dự báo đến 2050, sản lượng hạt tiêu thế giới sẽ tăng lên 1 triệu tấn và nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu thế giới cũng tăng lên, nhưng chưa cân đối với nguồn cung.
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng bởi giá tiêu thấp, nhiều hộ dân đã thay thế loại cây này bằng cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Bơn cạnh đó, dịch bệnh trên cây tiêu cũng ảnh hưởng đến diện tích trồng.
Giá tiêu thế giới
Giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) tăng 200 Rupi/tạ, tăng 0,60 Rupi/tạ ngang ở mức 33.350 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 5/2020 không đổi, ở mức 32.530 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trước diễn biến phức tạp và khó kiểm soát của đại dịch COVID-19, Ấn Độ đã ra lệnh phong tỏa toàn quốc từ cuối tháng 3 và cho đến hết 31/5.
Nguồn: Kinh tế và Tiêu dùng
*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.