Theo tổ chức Cà phê thế giới (ICO), giá Arabica - loại cà phê được sản xuất phổ biến nhất trên thế giới, đã tăng 10% trong tháng qua, trước những lo ngại về việc thiếu nguồn cung cà phê, trong bối cảnh đại dịch Covid - 19 đang đóng băng nền kinh tế.
Giá cà phê tăng mạnh giữa đại dịch Covid - 19
Những lo ngại về sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng trên phạm vi toàn cầu đã dẫn đến việc nhiều người tích trữ cà phê, khiến giá mặt hàng này bất ngờ tăng vọt.
Đây là thông tin tốt cho nông dân trồng cà phê ở những vùng sản xuất quan trọng như Brazil hay Việt Nam - những người đang gặp khó khăn khi giá cà phê liên tục lao dốc trong vài năm trở lại đây.
Bắt đầu từ năm 2016, giá cà phê đã giảm 30% xuống dưới mức trung bình trong thập kỉ qua, theo tổ chức Cà phê thế giới - một cơ quan đại diện cho 49 quốc gia thành viên xuất, nhập khẩu cà phê trên toàn cầu. Giá cà phê Arabica trong tháng 3 ở mức trên 1,12 USD một pound, thấp hơn rất nhiều so với mức đỉnh 3 USD/pound vào khoảng năm 2011.
Nhiều người trong số 25 triệu nông dân trồng cà phê trên khắp thế giới đang phải vật lộn để trang trải chi phí hoạt động, khi giá đầu vào tiếp tục tăng cao. Do đó, trong những năm qua, thu nhập của người trồng cà phê đã giảm đáng kể, đe doạ sinh kế của hàng triệu nông dân.
Tuy nhiên, theo ICO, trong tháng trước giá Arabica - loại cà phê được sản xuất nhiều nhất trên thế giới, đã bất ngờ tăng mạnh do những lo ngại về việc thiếu hụt nguồn cung cà phê trong đại dịch Covid - 19.
Tại Brazil, nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, trong tháng 3 giá Arabica đã tăng 10% so với hồi đầu tháng 2, lên mức trung bình 1,16 USD/pound. Cuối tuần trước, giá cà phê đã nhanh chóng leo lên ngưỡng 1,212 USD/pound.
Đại dịch Covid - 19 đã gây ra sự gián đoạn nguồn cung, từ sản xuất đến vận chuyển, bán lẻ vì các biện pháp phong toả, cách li xã hội đang được áp dụng ở rất nhiều nơi trên thế giới.
Đơn cử, các lô hàng tại Colombia, nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất nhì thế giới, đã tạm thời bị gián đoạn bởi các lệnh phong toả, theo ICO.
Tổ chức Cà phê thế giới giải thích rằng mùa thu hoạch cà phê của Colombia thường vào tháng 4 hàng năm, có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi các biện pháp hạn chế đi lại, xiết chặt nhập cảnh của một số quốc gia. Riêng tại Colombia, lệnh phong toả đất nước đã được thiết lập đến hết ngày 27/4.
Về tình hình toàn cầu, ICO ước tính nhu cầu của thị trường đang vượt quá khả năng sản xuất. Gián đoạn chuỗi cung ứng trong cả quá trình vận chuyển và thu hoạch, có thể dẫn tới tình trạng thiếu nguồn cung tạm thời, gây áp lực lên giá cà phê trong ngắn hạn.
Người dân hoảng loạn tích trữ cà phê
Những lo ngại về việc thiếu hụt lương thực, thực phẩm đã gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây.
Vài quốc gia đã dừng xuất khẩu một số sản phẩm cây trồng, trong khi những nước khác đang tăng cường dự trữ nguồn cung cấp thực phẩm, đảm bảo cung cấp đủ cho người dân của mình.
Và cà phê cũng không ngoại lệ.
"Dường như các quốc gia đang tăng cường thu mua cà phê, với dự đoán về sự gián đoạn nguồn cung trong tương lai", ông Samuel Burman, trợ lí kinh tế tại Capital Economics nói.
Theo thông tin từ Reuters, các nhà nhập khẩu cà phê ở một số quốc gia tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới đang dự trữ mặt hàng này, đồng thời kí hợp đồng đặt hàng trước tới một tháng.
Ở cấp độ bán lẻ và tiêu dùng cho thấy, việc người dân hoảng loạn đi tích trữ cà phê đã khiến nhu cầu đối với sản phẩm này tăng đột biến ở một số quốc gia, theo ICO.
Chẳng hạn, tại Pháp, chi tiêu cho cà phê của người dân đã tăng 34,6% so với cùng kì năm ngoái. Trong khi đó tại Italia, con số này đã tăng 29,5%, theo dữ liệu từ IRI - Viện nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Chicago, Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, người trồng cà phê vẫn đang phải đối mặt với những rủi ro trước mắt.
"Một yếu tố khác có thể đe doạ đến nguồn cung cà phê là nạn châu chấu đang hoành hành ở Đông Phi. Điều này đã làm gián đoạn việc thu hoạch cà phê ở đó", Samuel nói.
Nhu cầu cũng có thể quay trở lại nếu mọi người vẫn tiếp tục bị cách li ở nhà và các cửa hàng cà phê vẫn đóng cửa. Nhưng, sau khi nhu cầu tăng ban đầu, nó sẽ giảm theo tỉ lệ tương ứng trong vài tuần, thậm chí là vài tháng, ICO cảnh báo.
Theo Capital Economics, một số nông dân trồng cà phê đã chuyển sang các loại cây trồng khác để giảm thiểu những khó khăn.
*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.
Giá cà phê tăng mạnh giữa đại dịch Covid - 19
Những lo ngại về sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng trên phạm vi toàn cầu đã dẫn đến việc nhiều người tích trữ cà phê, khiến giá mặt hàng này bất ngờ tăng vọt.
Đây là thông tin tốt cho nông dân trồng cà phê ở những vùng sản xuất quan trọng như Brazil hay Việt Nam - những người đang gặp khó khăn khi giá cà phê liên tục lao dốc trong vài năm trở lại đây.
Bắt đầu từ năm 2016, giá cà phê đã giảm 30% xuống dưới mức trung bình trong thập kỉ qua, theo tổ chức Cà phê thế giới - một cơ quan đại diện cho 49 quốc gia thành viên xuất, nhập khẩu cà phê trên toàn cầu. Giá cà phê Arabica trong tháng 3 ở mức trên 1,12 USD một pound, thấp hơn rất nhiều so với mức đỉnh 3 USD/pound vào khoảng năm 2011.
Nhiều người trong số 25 triệu nông dân trồng cà phê trên khắp thế giới đang phải vật lộn để trang trải chi phí hoạt động, khi giá đầu vào tiếp tục tăng cao. Do đó, trong những năm qua, thu nhập của người trồng cà phê đã giảm đáng kể, đe doạ sinh kế của hàng triệu nông dân.
Một thời gian dài, người trồng cà phê đã gặp khó khi giá cà phê giảm tới 30%. (Ảnh: Bloomberg).
Tuy nhiên, theo ICO, trong tháng trước giá Arabica - loại cà phê được sản xuất nhiều nhất trên thế giới, đã bất ngờ tăng mạnh do những lo ngại về việc thiếu hụt nguồn cung cà phê trong đại dịch Covid - 19.
Tại Brazil, nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, trong tháng 3 giá Arabica đã tăng 10% so với hồi đầu tháng 2, lên mức trung bình 1,16 USD/pound. Cuối tuần trước, giá cà phê đã nhanh chóng leo lên ngưỡng 1,212 USD/pound.
Đại dịch Covid - 19 đã gây ra sự gián đoạn nguồn cung, từ sản xuất đến vận chuyển, bán lẻ vì các biện pháp phong toả, cách li xã hội đang được áp dụng ở rất nhiều nơi trên thế giới.
Đơn cử, các lô hàng tại Colombia, nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất nhì thế giới, đã tạm thời bị gián đoạn bởi các lệnh phong toả, theo ICO.
Tổ chức Cà phê thế giới giải thích rằng mùa thu hoạch cà phê của Colombia thường vào tháng 4 hàng năm, có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi các biện pháp hạn chế đi lại, xiết chặt nhập cảnh của một số quốc gia. Riêng tại Colombia, lệnh phong toả đất nước đã được thiết lập đến hết ngày 27/4.
Về tình hình toàn cầu, ICO ước tính nhu cầu của thị trường đang vượt quá khả năng sản xuất. Gián đoạn chuỗi cung ứng trong cả quá trình vận chuyển và thu hoạch, có thể dẫn tới tình trạng thiếu nguồn cung tạm thời, gây áp lực lên giá cà phê trong ngắn hạn.
Người dân hoảng loạn tích trữ cà phê
Những lo ngại về việc thiếu hụt lương thực, thực phẩm đã gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây.
Vài quốc gia đã dừng xuất khẩu một số sản phẩm cây trồng, trong khi những nước khác đang tăng cường dự trữ nguồn cung cấp thực phẩm, đảm bảo cung cấp đủ cho người dân của mình.
Và cà phê cũng không ngoại lệ.
Ở cấp độ bán lẻ và tiêu dùng cho thấy, việc người dân hoảng loạn đi tích trữ cà phê đã khiến nhu cầu đối với sản phẩm này tăng đột biến ở một số quốc gia, theo ICO. (Ảnh: Thiên Trường).
"Dường như các quốc gia đang tăng cường thu mua cà phê, với dự đoán về sự gián đoạn nguồn cung trong tương lai", ông Samuel Burman, trợ lí kinh tế tại Capital Economics nói.
Theo thông tin từ Reuters, các nhà nhập khẩu cà phê ở một số quốc gia tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới đang dự trữ mặt hàng này, đồng thời kí hợp đồng đặt hàng trước tới một tháng.
Ở cấp độ bán lẻ và tiêu dùng cho thấy, việc người dân hoảng loạn đi tích trữ cà phê đã khiến nhu cầu đối với sản phẩm này tăng đột biến ở một số quốc gia, theo ICO.
Chẳng hạn, tại Pháp, chi tiêu cho cà phê của người dân đã tăng 34,6% so với cùng kì năm ngoái. Trong khi đó tại Italia, con số này đã tăng 29,5%, theo dữ liệu từ IRI - Viện nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Chicago, Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, người trồng cà phê vẫn đang phải đối mặt với những rủi ro trước mắt.
"Một yếu tố khác có thể đe doạ đến nguồn cung cà phê là nạn châu chấu đang hoành hành ở Đông Phi. Điều này đã làm gián đoạn việc thu hoạch cà phê ở đó", Samuel nói.
Nhu cầu cũng có thể quay trở lại nếu mọi người vẫn tiếp tục bị cách li ở nhà và các cửa hàng cà phê vẫn đóng cửa. Nhưng, sau khi nhu cầu tăng ban đầu, nó sẽ giảm theo tỉ lệ tương ứng trong vài tuần, thậm chí là vài tháng, ICO cảnh báo.
Theo Capital Economics, một số nông dân trồng cà phê đã chuyển sang các loại cây trồng khác để giảm thiểu những khó khăn.
Nguồn: Đời sống và Pháp lý
*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.