Nhìn lại dữ liệu lượng gạo xuất sang Philippines sau khẳng định sẽ cung cấp gạo trở lại của Việt Nam

Cuối tuần trước, Bộ Nông nghiệp Philippines cho biết Việt Nam đã một lần nữa khẳng định cam kết cung cấp gạo liên tục cho Philippines giữa những lo ngại về an ninh lương thực do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.

"Mối quan hệ hợp tác song phương và ngoại giao giữa Philippines và Việt Nam giờ đây mạnh mẽ hơn nhiều trong bối cảnh phải đối mặt với đại dịch COVID-19", Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines, ông William Dar nói trong một tuyên bố.



Theo người đứng đầu Bộ Nông nghiệp Philippines, chính phủ Việt Nam đã khẳng định lại cam kết cung cấp gạo liên tục cho Philippines.

"Hợp tác của chúng tôi tại khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là với Việt Nam, vẫn còn nguyên vẹn khi chúng tôi khuyến khích các đối tác thương mại không áp dụng những biện pháp hạn chế và đảm bảo rằng hợp đồng cung ứng hiện tại được tôn trọng và ưu tiên giao hàng", ông Dar cho hay.

Về phần mình, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Lê Quốc Doanh cho biết chính phủ Việt Nam đánh giá cao mối quan hệ hợp tác và thân thiện với Philippines trong khuôn khổ ASEAN và hợp tác song phương về thương mại gạo.

"Chính phủ Việt Nam luôn xem hoạt động thương mại gạo với Philippines không chỉ có tầm quan trọng về kinh tế mà còn có ý nghĩa lớn đối với mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa hai quốc gia", ông Lê Quốc Doanh viết trong một lá thư gửi tới ông Dar.

Việt Nam đang phải đối mặt với hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài tại khu vực trồng lúa lớn nhất cả nước, đồng bằng sông Cửu Long, theo đó ảnh hưởng lớn đến sản lượng lúa gạo và an ninh lương thực.

Hôm 6/4, Bộ Công Thương đã gửi báo cáo tới Thủ tướng về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh. Theo đó, sau khi tính toán kĩ để đảm bảo an ninh lương thực, Bộ đề xuất trước mắt trong tháng 4 cho phép xuất khẩu 400.000 tấn gạo.
Vào tuần cuối cùng của tháng 4, căn cứ vào diễn biến dịch bệnh và báo cáo của các Bộ, ngành, Thủ tướng sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu gạo cho tháng 5.
Bộ Công Thương cũng tính toán lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 và tháng 5 là khoảng 800.000 tấn, giảm 40% so với cùng kì năm ngoái và giảm 35,7% so với cùng giai đoạn năm 2018.
Hiện tại, chính phủ Việt Nam đang xem xét tình hình sản xuất gạo và cung ứng trong nước để đưa ra kế hoạch quản lí xuất khẩu gạo phù hợp.

"Chúng tôi sẽ sớm công bố và cung cấp thông tin về xuất khẩu gạo cho công chúng, các đối tác kinh doanh và quốc tế", Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho hay. Theo GMA Network, Philippines là một trong những nước đầu tiên được thông báo về chính sách xuất khẩu gạo sửa đổi.

Cũng theo Thứ trưởng, Việt Nam cũng đang nghiên cứu thỏa thuận chính phủ tiềm năng với chính quyền Manila về buôn bán gạo.

"Tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác chặt chẽ của quí quốc trong việc thúc đẩy các mối quan hệ song phương, cũng như sự hợp tác của chúng ta về lĩnh vực nông nghiệp trong khuôn khổ ASEAN. Với những nỗ lực chung, tôi tin rằng Việt Nam, Philippines và ASEAN nói chung sẽ vượt qua thời điểm không chắc chắn của đại dịch COVID-19", ông Lê Quốc Doanh nói thêm.

Trong những năm gần đây, Philippines được coi là một trong những nhà nhập khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam.

Trước đó, ông Dar cho biết Philippines sẽ nhận được cam kết từ Việt Nam để đảm bảo các hợp đồng nhập khẩu đã kí thời gian trước, với tổng cộng 1,248 triệu tấn gạo, gồm 90% của 1,376 triệu tấn vẫn chưa được giao.

Phần còn lại sẽ đến từ Thái Lan và Myanmar.

Tính đến ngày 2/4, Cục Thực vật (BPI) thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines đã cấp giấy chứng nhận vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPSIC), gồm tổng cộng 1,857 triệu tấn gạo.

Tính đến tuần thứ hai của tháng 3, chỉ có 492.204 tấn gạo cập cảng Philippines, theo BPI.

Ông Dar đảm bảo với người dân sẽ có đủ gạo cho cả nước.

Tính đến cuối tháng 3, Philippines có tổng tồn kho gạo trong 75 ngày. Đến cuối tháng 6, tồn kho dự kiến có thể dùng trong 67 ngày.
Nguồn: VietnamBiz

Tính từ tháng 1/2017 đến 9/2019, Việt Nam đã xuất khẩu sang Philippines hơn 3,7 triệu tấn gạo, thu về 1,57 tỷ đô la. Dữ liệu xuất khẩu dưới đây sẽ cho bạn đọc thông tin chi tiết về hoạt động này.



Tháng
Mặt hàng
Sản lượng (Tấn)
Giá trị (USD)
Jan-17
Gạo
87,131.00
33,072,480.00
Feb-17
Gạo
119,948.00
45,129,780.00
Apr-17
Gạo
3,390.00
1,246,732.00
May-17
Gạo
790
293,810.00
Jun-17
Gạo
30,218.00
13,328,370.00
Jul-17
Gạo
7,400.00
3,093,328.00
Aug-17
Gạo
146,750.00
60,390,360.00
Sep-17
Gạo
72,747.00
29,193,470.00
Oct-17
Gạo
1,708.00
732,380.00
Nov-17
Gạo
16,995.00
7,020,554.00
Dec-17
Gạo
52,693.00
23,742,080.00
Jan-18
Gạo
144,890.00
64,401,670.00
Feb-18
Gạo
29,141.00
13,613,770.00
Mar-18
Gạo
3,602.00
1,448,992.00
Apr-18
Gạo
6,700.00
3,019,975.00
May-18
Gạo
84,623.00
42,505,980.00
Jun-18
Gạo
115,834.00
58,762,620.00
Jul-18
Gạo
74,666.00
33,671,750.00
Aug-18
Gạo
151,290.00
62,865,570.00
Sep-18
Gạo
44,876.00
18,622,620.00
Oct-18
Gạo
33,850.00
14,144,610.00
Nov-18
Gạo
83,585.00
35,588,990.00
Dec-18
Gạo
245,404.00
111,340,000.00
Jan-19
Gạo
222,794.00
91,199,340.00
Feb-19
Gạo
92,056.00
34,207,410.00
Mar-19
Gạo
234,582.00
90,502,930.00
Apr-19
Gạo
276,051.00
108,773,500.00
May-19
Gạo
255,511.00
105,246,100.00
Jun-19
Gạo
158,200.00
65,701,860.00
Jul-19
Gạo
245,035.00
102,300,800.00
Aug-19
Gạo
304,863.00
132,367,900.00
Sep-19
Gạo
121,733.00
53,441,540.00
Oct-19
Gạo
62,195.00
28,243,780.00
Nov-19
Gạo
28,770.00
13,112,980.00
Dec-19
Gạo
159,681.00
71,612,420.00
Nguồn: MARD


*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn