Dịch tả lợn châu Phi khiến lượng tiêu dùng giảm 14,6% đến 25%

Dịch tả lợn châu Phi đã tác động đến nguồn cung nội địa và tăng giá của sản phẩm. Đây cũng là các yếu tố gây suy giảm tiêu dùng thịt lợn trong nước. Dự kiến, tiêu dùng thịt lợn nội địa sẽ giảm 14,6% với kịch bản 1 khi đàn nái bị thiệt hại 10% và giảm 25% với kịch bản 2 khi đàn nái bị thiệt hại 20%.


Chăn nuôi lợn tạo thu nhập cho hơn 3,4 triệu hộ gia đình, tỷ trọng 26,9% trong tổng số 9,32 triệu hộ sản xuất nông, lâm, thủy sản. Những năm trước đây, chăn nuôi lợn tăng trưởng với tốc độ 1,5%/năm.
Tháng 2/2019, dịch tả lợn châu Phi phủ bóng đen xuống ngành chăn nuôi lợn, lần đầu tiên phải đối phó với một dịch bệnh mới, chưa có vaccine, không có thuốc điều trị đặc hiệu trong bối cảnh chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm đa số, sự tổn thất đến ngành hàng vô cùng quan trọng này là khó đong đếm.
Đã có trên 5,9 triệu con lợn bị tiêu hủy, với tổng trọng lượng khoảng 341.000 tấn, chiếm 9% tổng đàn; sản lượng thịt lợn trong năm 2019 chỉ đạt 3,3 triệu tấn, giảm 13,8% so với năm 2018. Do không có số liệu thống kê chính xác trong số lợn tiêu hủy trên có bao nhiêu lợn nái, trong khi đây là đối tượng phát triển sản phẩm thương phẩm trong tương lai.

Cùng với các kịch bản nền về sự tăng trưởng GDP, CPI, dân số, tỷ giá, giá nguyên liệu thức ăn… nhóm nghiên cứu chỉ ra, dịch tả lợn châu phi có tác động trực tiếp đến nguồn cung thịt lợn trong nước, có thể làm giảm từ 20% (kịch bản 1) đến 35% (kịch bản 2) tổng cung thịt lợn nội địa tính đến năm 2020.

Do thiếu hụt về nguồn cung sẽ dẫn tới sự tăng giá mạnh mẽ. Theo kịch bản cơ sở, nếu không có dịch tả lợn châu Phi dự báo giá lợn cổng trại đến 2020 ở mức 46.000 đồng/kg lợn hơi. Dịch tả lợn sẽ khiến giá lợn cổng trại bình quân năm 2019 sẽ tăng khoảng 22% (kịch bản 1) 45,5% (kịch bản 2). Nếu không xảy ra dịch, dự báo sản lượng thịt lợn theo kịch bản cơ sở đến năm 2020 sẽ là 3,9 triệu tấn.
Với kịch bản 1 xảy ra thì sản lượng thịt lợn sẽ giảm còn 3,15 triệu tấn và xuống còn 2,55 triệu tấn nếu kịch bản 2 xảy ra.

Do đó, nhập khẩu thịt lợn tăng mạnh đến năm 2020 để phần nào bù đắp lượng thiếu hụt thịt lợn do sụt giảm nguồn cung nội địa gây ra. Cụ thể, nếu kịch bản 1 xảy ra, lượng thịt lợn nhập khẩu sẽ tăng lên mức 7,1 nghìn tấn (tương đương với mức tăng 29,5%) và lên mức 8,9 nghìn tấn nếu kịch bản 2 xảy ra (tương đương với mức tăng 60%).

Mặc dù tăng mạnh nhưng lượng nhập khẩu là rất nhỏ so vo với lượng cung thịt lợn nội địa. Điều này hoàn toàn có thể lý giải khi mà tiêu dùng thịt lợn có thể được thay thế bởi tiêu dùng một số loại mặt hàng thay thế khác như thịt bò, thịt gà .

Sự thiếu hụt về nguồn cung, tăng giá của sản phẩm chính là các yếu tố gây suy giảm tiêu dùng thịt lợn trong nước. Tiêu dùng thịt lợn nội địa sẽ giảm 14,6% (kịch bản 1) giảm 25% (kịch bản 2). Bởi, hộ chăn nuôi quy mô lớn hơn có xu hướng mong muốn tái đàn sớm với quy mô tái đàn thấp trong khi hộ chăn nuôi nhỏ có xu hướng ngược lại.

Bản đồ về phân bố dịch tả lợn châu Phi cùng các số liệu về tổng đàn lợn bị tiêu hủy được AgroInfoServ xây dựng dựa trên số liệu của OIE (tổ chức Sức khỏe Động vật Thế giới) xin được giới thiệu cùng bạn đọc về diễn biến của trận dịch này tại Việt Nam.



×

☰ Mở rộng

Tham khảo: VietnamBiz


*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.



Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn