Tác động nghiêm trọng của Covid-19 đối với một số lĩnh vực

Cơ sở hạ tầng Internet toàn cầu đang chịu áp lực rất lớn do tình trạng phong tỏa ở nhiều quốc gia trong cuộc khủng hoảng COVID-19.


Nhiều nơi trên thế giới bị phong tỏa, người dân ở nhà nhiều hơn, việc truy cập internet gây áp lực quá tải cho cả toàn cầu.
'Nhiều người ở nhà hơn có nghĩa là nhiều người trực tuyến hơn - chiếm dụng băng thông lớn hơn', giáo sư Paul Raschky, một nhà kinh tế tại Đại học Monash ở Melbourne và là đồng sáng lập của KASPR Datahaus nói.
Ookla, công ty phát triển công cụ Speedtest đo tốc độ Internet, thống kê những quốc gia bị ảnh hưởng nhất ở châu Á là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật và Malaysia, còn ở châu Âu là Thuỵ Sĩ, Hà Lan, Tây Ban Nha và Đức.

Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy những thay đổi về độ trễ Internet xuất hiện trong khoảng thời gian từ ngày 12 đến 13/3, vào khoảng thời gian một số quốc gia bao gồm Pháp, Tây Ban Nha và Italy bước vào giai đoạn phong tỏa do chính phủ áp đặt, so với một tháng trước đó.

Malaysia và Ấn Độ, tốc độ Internet trung bình đã giảm xuống dưới mức 80 Mb/s kể từ thời điểm giữa đến cuối tháng 3, khoảng thời gian cả 2 nước áp dụng lệnh phong tỏa và kiểm soát đi lại. Điều tương tự cũng xảy ra với mạng Internet dành cho thiết bị di động. Tốc độ không đổi trong suốt đầu tháng 3 nhưng đã giảm vào ngày 18/3 khi Malaysia phong tỏa toàn quốc.

Trong khi đó, theo bảng xếp hạng tháng 2 của Speedtest, tốc độ download qua kết nối Internet ở Việt Nam xếp thứ 65 với mức 42,8 Mb/giây. Singapore đứng đầu thế giới (203,68 Mb/giây) còn Thái Lan đứng thứ 9 (136,19 Mb/giây). Với tốc độ thấp hơn cả mức trung bình của thế giới là 75,41 Mb/giây, tình trạng mạng chậm, thiếu ổn định diễn ra thường xuyên tại Việt Nam. Nhiều người than phiền không thể xem video hay chơi game, nhất là vào buổi tối.

Số lượng kết nối Internet tại Mỹ
Nguồn: VOX


Rất nhiều sân bay đang ở trong tình trạng hoạt động công suất thấp hoặc hoàn toàn đóng cửa.
Tình trạng hoạt động dưới công suất của nhiều sân bay trên thế giới
Nguồn: Wanderlog blog

Theo thống kê của Wanderlog blog, sân bay Bắc Kinh chịu ảnh hưởng nặng nhất và gần như không hoạt động. Các sân bay khác ở châu Á cũng hoạt động ở mức 50% và thấp hơn. Bảng dữ liệu dưới đây sẽ cho thấy những sân bay bị ảnh hưởng nặng nhất do đại dịch Covid-19.

Sân bay
Thành phố
Quốc gia
So với lúc bình thường
Beijing Capital
Beijing
CN
9%
Shanghai Pu Dong
Shanghai
CN
13%
Gimhae International
Busan
KR
33%
Sapporo Chitose
Sapporo
JP
38%
Milan Bergamo
Milan
IT
38%
Seoul Incheon Int’l
Seoul
KR
41%
Fukuoka
Fukuoka
JP
41%
Milan Malpensa
Milan
IT
43%
Bologna International
Bologna
IT
46%
Osaka Kansai International
Osaka
JP
46%
Venice Marco Polo
Venice
IT
47%
Bari
Bari
IT
49%
Taipei Taiwan Taoyuan
Taipei
TW
49%
Nagoya Chubu Centrair
Nagoya
JP
51%
Pisa
Pisa
IT
52%
Tokyo Haneda
Tokyo
JP
52%
Cagliari
Cagliari
IT
53%
Palermo
Palermo
IT
54%
Hong Kong International
Hong Kong
CN
54%
Nha Trang Cam Ranh
Nha Trang
VN
54%
Rome Fiumicino
Rome
IT
57%
Catania Fontanarossa
Catania
IT
58%
Rome Ciampino
Rome
IT
59%
Tokyo Narita
Tokyo
JP
60%
Moscow Sheremetyevo
Moscow
RU
62%
Berlin Tegel
Berlin
DE
62%
Naples International
Naples
IT
63%
Hanoi
Hanoi
VN
65%
Verona International
Verona
IT
65%
Mactan-Cebu International
Cebu
PH
65%
Olbia
Olbia
IT
66%
San Francisco International
San Francisco
US
67%
Recife
Recife
BR
67%
Nuremberg
Nuremberg
DE
69%
San Jose International
San Jose
US
69%

Peter Xu, tác giả của nghiên cứu cho rằng tình hình trong tuần tới còn diễn biến tồi tệ hơn rất nhiều, báo hiệu sự suy sụp của nhiều hãng hàng không trên toàn cầu.

Nước Mỹ cũng đã chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng về lưu lượng sử dụng phương tiện giao thông công cộng kể từ tuần thứ 2 của tháng 3/2020, Moovit Insight đưa tin.

Tần suất sử dụng phương tiện giao thông công cộng tại Mỹ. Nguồn: Moovit.

Đối với nước Ý, sự sụt giảm này bắt đầu sớm hơn, từ ngày 22/2/2020.
Tần suất sử dụng phương tiện giao thông công cộng tại Ý. Nguồn: Moovit.

Quốc gia du lịch như Thái Lan ở châu Á cũng chứng kiến sự sụt giảm về lưu lượng giao thông công cộng kể từ ngày 17/2/20020.

Tần suất sử dụng phương tiện giao thông công cộng tại Thái Lan. Nguồn: Moovit.

Hoạt động giao thông công cộng gần như tê liệt tại nhiều thành phố và quốc gia trên toàn cầu

Trước đó, SmartTraveller của Úc đã đăng tải một bản đồ "các vùng giới nghiêm do đại dịch Covid-19" đối với nước Úc. Theo chỉ thị của Thủ tướng Úc, người dân được khuyến cáo không nên đến những nơi nguy hiểm được chính phủ quy định và hướng dẫn.

Nguồn: SmartTraveller

Một trong những yếu tố dẫn đến sự bùng phát của virus nCoV là do thái độ chủ quan của người dân và chính phủ các nước. Kinh tế thế giới đang chìm trong bóng ma suy thoái trước sự hỗn loạn về đời sống xã hội do nạn dich Covid-19. Bản đồ dưới đây được thành lập trong khuôn khổ hợp tác của Nuclear Threat Initiative (NTI) với đại học Johns Hopkins Center for Health Security (JHU) và được trình bày bởi The Economist Intelligence Unit (EIU).

Mức độ chuẩn bị đối phó với dịch Covid-19. Nguồn: GHS (https://www.ghsindex.org)

Cho dù là hai nước có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất tại thời điểm nghiên cứu được công bố (tháng 2/2020). Anh và Mỹ sau này đã trở thành các quốc gia có số lượng người nhiễm và tử vong vì nCoV trong nhóm cao nhất thế giới.

Xếp hạng
Quốc gia
Khả năng ứng phó (trên 100 điểm)
Khu vực
Dân số
Thu nhập
1 United States 83.5
Bắc Mỹ 100m+ Cao
2 United Kingdom 77.9
Châu Âu 50-100m Cao
3 Netherlands 75.6
Châu Âu 10-50m Cao
4 Australia 75.5
Châu Đại dương 10-50m Cao
5 Canada 75.3
Bắc Mỹ 10-50m Cao
6 Thailand 73.2
Nam Á 50-100m Trên trung bình
7 Sweden 72.1
Châu Âu 1-10m Cao
8 Denmark 70.4
Châu Âu 1-10m Cao
9 South Korea 70.2
Đông Á 50-100m Cao
10 Finland 68.7
Châu Âu 1-10m Cao
11 France 68.2
Châu Âu 50-100m Cao
12 Slovenia 67.2
Châu Âu 1-10m Cao
13 Switzerland 67.0
Châu Âu 1-10m Cao
14 Germany 66.0
Châu Âu 50-100m Cao
15 Spain 65.9
Châu Âu 10-50m Cao
Nguồn: GHS


*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn