Các chính sách bảo hiểm năm 2020 ở Việt Nam


Số liệu thống kê quốc gia về tình hình bảo hiểm ở Việt Nam
2010
2012
2013
2014
2015
2016
2017
Số người tham gia bảo hiểm (Nghìn người) - Bảo hiểm xã hội
9523
10565
11057
11646
12291
13056
1382
Số người tham gia bảo hiểm (Nghìn người) - Bảo hiểm y tế
52407
58977
61764
64645
68466
75915
81189
Số người tham gia bảo hiểm (Nghìn người) - Bảo hiểm thất nghiệp
7206
827
8691
922
1031
10945
11539
Số người hưởng BHXH hàng tháng (Nghìn người)
2403
2588
2665
2721
2838
2934
3026
Số lượt người hưởng BHXH 1 lần (Nghìn lượt người)
648
396
7136
772
811
802
864
Số lượt người hưởng BHYT (Nghìn lượt người)
106
12196
129652
136326
130175
1497
169859
Số người hưởng BHTN hàng tháng (Người)
157035
611543
582067
532949
550655
614791
706512
Số lượt người hưởng trợ cấp BHTN 1 lần. học nghề. tìm việc làm (Lượt người)
7377
23156
43688
45681
59654
36006
Tổng số thu (Tỷ đồng)
80855
154991
184877
197708
217755
256391
291556
Tổng số thu (Tỷ đồng) - Bảo hiểm xã hội
49914
103105
12191
131733
148375
175611
196393
Tổng số thu (Tỷ đồng) - Bảo hiểm y tế
25541
41429
50233
53979
5967
68918
81574
Tổng số thu (Tỷ đồng)- Bảo hiểm thất nghiệp
54
10457
12734
11996
971
11862
13589
Tổng số chi (Tỷ đồng)
8361
133833
160256
179686
201533
235969
275204
Tổng số chi (Tỷ đồng) - Bảo hiểm xã hội
6407
98714
11789
131864
147615
161488
177826
Tổng số chi (Tỷ đồng) - Bảo hiểm y tế
19081
32474
38455
43002
49035
68736
89443
Tổng số chi (Tỷ đồng) - Bảo hiểm thất nghiệp
459
2645
3911
482
4883
5745
7935
Số dư cuối năm (Tỷ đồng)
-2754
21158
24621
18022
16222
20422
16352
Số dư cuối năm (Tỷ đồng) - Bảo hiểm xã hội
-14155
4391
402
-131
760
14123
18567
Số dư cuối năm (Tỷ đồng) - Bảo hiểm y tế
646
8955
11778
10977
10635
182
-7869
Số dư cuối năm (Tỷ đồng) - Bảo hiểm thất nghiệp
4941
7812
8823
7176
4827
6117
5654






Nguồn: GSO

Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2020 có gì thay đổi?
Nguồn: Luật Việt Nam

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được xác định theo công thức:

Tỷ lệ đóng x Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:

- Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội năm 2020:

Các khoản trích theo lương
Tỷ lệ trích vào lương của người lao động
Tỷ lệ trích vào chi phí của người sử dụng lao động
Tổng cộng
BHXH
8%
17%
25%
BHYT
1,5%
3%
4,5%
BHTN
1%
1%
2%
BHTNLĐ, BNN
-
0,5%
0,5%
Tổng tỷ lệ trích
10,5%
21,5%

- Mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2020:

+ Mức lương tháng đóng BHXH tối thiểu:
  • Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
  • Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh phải qua học nghề, đào tạo nghề.
  • Cao hơn ít nhất 5% đối với người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 7% đối với người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
Đơn vị tính: đồng/tháng
Vùng
Người làm việc trong điều kiện bình thường
Người đã qua học nghề, đào tạo nghề
Người đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Người đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Vùng I
4.420.000
4.729.400
4.965.870
5.060.458
Vùng II
3.920.000
4.194.400
4.404.120
4.488.008
Vùng III
3.430.000
3.670.100
3.853.605
3.927.007
Vùng IV
3.070.000
3.284.900
3.449.145
3.514.843

+ Mức lương tháng đóng BHXH tối đa: Bằng 20 tháng lương cơ sở.
  • Từ 01/01/2020: Mức lương tháng đóng BHXH tối đa = 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.
  • Từ 01/7/2020: Mức lương tháng đóng BHXH tối đa = 20 x 1,6 = 32 triệu đồng/tháng.
Mức đóng BHXH năm 2020 tăng tới 176.000 đồng/tháng

Trên cơ sở cách tính mức đóng BHXH nêu trên, có thể xác định mức đóng BHXH năm 2020 và mức tăng so với năm 2019 như sau:

Mức đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu
Đơn vị tính: đồng/tháng
Vùng
Năm 2019
Năm 2020
Mức tăng
Người làm việc trong điều kiện bình thường
Vùng I
334.400
353.600
19.200
Vùng II
296.800
313.600
16.800
Vùng III
260.000
274.400
14.400
Vùng IV
233.600
245.600
12.000
Người đã qua học nghề, đào tạo nghề
Vùng I
357.808
378.352
20.544
Vùng II
317.576
335.552
17.976
Vùng III
278.200
293.608
15.408
Vùng IV
249.952
262.792
12.840
Người đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Vùng I
375.698,4
397.269,6
21.571,2
Vùng II
333.454,8
352.329,6
18.874,8
Vùng III
292.110
308.288,4
16.178,4
Vùng IV
262.449,6
275.931,6
13.482
Người đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Vùng I
382.854,6
404.836,6
21.982
Vùng II
339.806,3
359.040,6
19.234,3
Vùng III
297.674
314.160,6
16.486,6
Vùng IV
267.448,6
281.187,4
13.738,8

Mức đóng bảo hiểm xã hội tối đa
Đơn vị tính: đồng/tháng
Năm 2019
Năm 2020
Mức tăng
Từ 01/01
Từ 01/7
Từ 01/01
Từ 01/7
2.384.000
2.384.000
2.560.000
0
176.000

Tóm lại, có 2 yếu tố ảnh hưởng đến mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2020. Đó là tỷ lệ đóng và Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trong khi tỷ lệ đóng BHXH năm 2020 không có gì thay đổi, thì mức tiền lương tháng đóng BHXH tối thiểu và tối đa thay đổi ít nhiều.

Bảo hiểm y tế

Tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) là cách tốt nhất để cộng đồng chia sẻ rủi ro khi ốm đau, bệnh tật.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014, BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc do Nhà nước tổ chức thực hiện, dành cho các đối tượng theo Luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận.

Trong những năm gần đây, với việc mở rộng đối tượng tham gia, hầu hết mọi thành phần trong xã hội đều được tiếp cận chính sách BHYT. Khi tham gia BHYT, người dân được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, được chia sẻ rủi ro khi ốm đau, bệnh tật.

Ai phải mua bảo hiểm y tế?

Với 06 nhóm đối tượng tham gia BHYT được nêu tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP:

- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
- Nhóm do cơ quan BHXH đóng;
- Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng;
- Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;
- Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình;
- Nhóm do người sử dụng lao động đóng.

Có thể thấy, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe không chỉ là việc riêng của mỗi cá nhân mà là trách nhiệm của cả cộng đồng với mục tiêu hướng đến BHYT toàn dân.

Mức đóng bảo hiểm y tế 2020

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, tùy theo diện đối tượng, các cá nhân tham gia BHYT hàng tháng phải đóng 4,5% mức lương cơ sở, tiền lương tháng hoặc tiền trợ cấp tháng.

Riêng các đối tượng tham gia theo hình thức BHYT hộ gia đình, mức đóng hàng tháng được tính như sau:

- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
- Người thứ hai đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;
- Người thứ ba đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;
- Người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;
- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Cụ thể:

Mức đóng
Từ 01/01/2020 - 30/6/2020
Từ 01/7/2020 - 31/12/2020
Người thứ 1
67.050 đồng/tháng
72.000 đồng/tháng
Người thứ 2
46.935 đồng/tháng
50.400 đồng/tháng
Người thứ 3
40.230 đồng/tháng
43.200 đồng/tháng
Người thứ 4
33.525 đồng/tháng
36.000 đồng/tháng
Từ người 5 trở đi
26.820 đồng/tháng
28.800 đồng/tháng

Mức hưởng bảo hiểm y tế

Chi phí khám, chữa bệnh các bệnh thông thường, chưa kể đến các bệnh nan y tại các cơ sở y tế hiện nay không phải là con số nhỏ. Bằng việc tham gia BHYT, tùy thuộc vào tuyến khám, chữa bệnh, người tham gia sẽ được hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần.

* Mức hưởng BHYT khám, chữa bệnh đúng tuyến:
+ 100% chi phí nếu là:
  • Các đối tượng thuộc lực lượng công an, quân đội;
  • Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
  • Trẻ em dưới 6 tuổi;
  • Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
  • Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; tại xã đảo, huyện đảo;
  • Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
  • Khám, chữa bệnh một lần thấp hơn 15% mức lương cơ sở (Từ 01/01/2020, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng; từ 01/7/2020, mức lương cơ sở là 1,6 triệu đồng/tháng) và tại tuyến xã;
  • Tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.
+ 95% chi phí nếu là:
  • Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

  • Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ người được BHYT chi trả 100% chi phí;

  • Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
  • 80% chi phí nếu là các đối tượng khác.
* Mức hưởng BHYT khám, chữa bệnh trái tuyến:
  • 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương;

  • 60% chi phí điều trị nội trú đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh;
  • 100% chi phí tại bệnh viện tuyến huyện.
Riêng người sống tại xã đảo, huyện đảo; người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn đi khám không đúng tuyến vẫn được hưởng theo mức hưởng đúng tuyến.

BHYT là một trong những chính sách an sinh xã hội thiết thực nhất hiện nay. Chính vì vậy, người dân nên chủ động tham gia để được chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện nhất.

Bảo hiểm thất nghiệp - Những thông tin quan trọng nhất

Bảo hiểm thất nghiệp đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sử dụng nhân lực của xã hội. Mỗi người lao động và chính những doanh nghiệp không nên bỏ qua những thông tin dưới đây.

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được xem là phao cứu sinh giải quyết không ít khó khăn cho người lao động.

Đó là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013).

Đối tượng tham gia
Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013, cả người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm tham gia loại hình bảo hiểm này.

Ngoại trừ người lao động đang hưởng lương hưu, người lao động giúp việc gia đình thì không phải tham gia.

Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Điều 42 Luật Việc làm 2013 đặt ra 04 chế độ quyền lợi cho người tham gia, đó là:
  • Trợ cấp thất nghiệp;
  • Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
  • Hỗ trợ học nghề;
  • Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
Theo Điều 57 Luật Việc làm 2013, mức đóng hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động như sau:
  • Người lao động đóng 1% tiền lương tháng;
  • Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia.
Xem chi tiết mức đóng năm 2020 dưới đây.

Khi áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2020 tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tháng tối thiểu để đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ là:
Đơn vị tính: đồng/tháng
Vùng
Người làm việc trong điều kiện bình thường
Người đã qua học nghề, đào tạo nghề
Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Vùng I
4.420.000
4.729.400
4.641.000
4.729.400
Vùng II
3.920.000
4.194.400
4.116.000
4.194.400
Vùng III
3.430.000
3.670.100
3.601.500
3.670.100
Vùng IV
3.070.000
3.284.900
3.223.500
3.284.900

Lúc này, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu năm 2020 phải bằng:

Đơn vị tính: đồng/tháng
Vùng
Người làm việc trong điều kiện bình thường
Người đã qua học nghề, đào tạo nghề
Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Vùng I
44.200
47.294
46.410
47.294
Vùng II
39.200
41.944
41.160
41.944
Vùng III
34.300
36.701
36.015
36.701
Vùng IV
30.700
32.849
32.235
32.849

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa 2020
Khoản 2 Điều 15 Quyết định 595 nêu rõ:

Trường hợp mức lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

Cụ thể, mức lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp và mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa năm 2020:
Đơn vị tính: đồng/tháng
Vùng
Mức lương tháng tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa
Vùng I
88.400.000
884.000
Vùng II
78.400.000
784.000
Vùng III
68.600.000
686.000
Vùng IV
61.400.000
614.000

Có thể thấy, việc tăng lương tối thiểu vùng đã ảnh hưởng rất lớn tới mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trong năm 2020.

Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp 2020

- Trợ cấp thất nghiệp:

Cách tính trợ cấp thất nghiệp hiện nay như sau:

Mức hưởng hàng tháng = Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp x 60%

Mức hưởng này tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm: Miễn phí.
- Hỗ trợ học nghề: Tối đa 01 triệu đồng/người/tháng, trong thời gian không quá 06 tháng.

Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

* Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp:
+ Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp:
  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái luật;
  • Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
+ Đã đóng BHTN từ đủ:
  • 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động xác định và không xác định thời hạn;
  • 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 -12 tháng.
- Đã đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại Trung tâm dịch vụ việc làm.
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp:
  • Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
  • Đi học có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
  • Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc;
  • Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
  • Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Chết.
* Điều kiện hỗ trợ học nghề:
- Đã chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
- Đã nộp hồ sơ hưởng BHTN tại Trung tâm dịch vụ việc làm;
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ;
- Đã đóng BHTN từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

*Bài viết sử dụng nguồn tư liệu của Tổng Cục thống kê (GSO) và Luật Việt Nam.
*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn